- So với tổng chi % 2,14 1,77 2,36 1,7
2.3.1.4. Sự tham gia của các tổ chức vào hoạt động bảo trợ xã hộ
- Các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp: Bên cạnh những cơ
quan chuyên môn thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo trợ xã hội, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp đã tích cực tham gia như UBMTTQVN các cấp, Hội người mù, Hội người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học... Với chức năng, vai trị của mình, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp không ngừng tham gia vận động nguồn lực, tổ chức cứu trợ, quản lý hội viên, tham gia phản biện chính sách, kiểm tra, giám sát và đề xuất với các ngành chức năng các giải pháp để hỗ trợ các đối tượng chính sách, góp phần làm cho cơng tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố được thực hiện khá toàn diện. Theo báo cáo của UBMTTQVN thành phố, trong 5 năm qua, tổng số tiền vận động đóng góp để thực hiện các chính sách có liên quan đến bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trên 240 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong những năm qua, việc tham gia, giám sát cũng như phản biện các chính sách của các tổ chức chính trị xã hội cịn bị động, cơng tác quản lý hội viên chưa kịp thời.
- Các tổ chức phi Chính phủ, xã hội tự nguyện: Ngồi các chính sách
bảo trợ xã hội thường xuyên và đột xuất của Nhà nước đối với các nhóm đối tượng và các hộ gia đình gặp phải những khó khăn mà họ khơng thể tự thân để vượt qua, công tác vận động, kêu gọi sự bảo trợ của các tổ chức phi Chính phủ là một vấn đề hết sức quan trọng, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh trong điều kiện ngân sách của thành phố còn hạn hẹp và sự bảo trợ của nhà nước còn ở mức quá thấp. Theo báo cáo, thống kê của Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng, trong giai đoạn 2006-2010, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có trên 47 tổ chức, cá nhân nước ngoài đã hợp tác, viện trợ nhân đạo và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Số dự án viện trợ trên địa bàn thành phố tăng lên đáng kể, hoạt động dự án rộng khắp, mang tính lâu dài, khơng chỉ tập trung vào lĩnh vực y tế, giáo dục, xã hội và cứu trợ khẩn cấp mà
cịn hỗ trợ trên các lĩnh vực nơng nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ lợi, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu... Có thể nói nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN trong những năm qua thực sự đã góp phần tạo ra sự thay đổi tồn diện trong bộ mặt kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Cuộc sống vật chất, tinh thần của một bộ phận nhân dân được nâng cao, người lao động được giải quyết công ăn việc làm, người già, người tàn tật được chăm sóc, trẻ em khuyết tật, lang thang, bất hạnh được đến trường, phụ nữ nghèo được vay vốn và hướng dẫn cách sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả để cải thiện đời sống của mình, mơi trường được cải tạo, tệ nạn xã hội ngày càng giảm... Tổng kinh phí tài trợ của các tổ chức phi chính phủ 5 năm qua trên 650 tỷ đồng.