Đối tượng của bảo trợ xã hội rất đa dạng, mức độ hồn cảnh khó khăn của các nhóm đối tượng cũng khác nhau trong khi khả năng hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng khơng phải là vơ hạn vì vậy chính sách bảo trợ xã hội khi đưa ra cũng theo chiều hướng giải quyết ưu tiên theo nhóm đối tượng có hồn cảnh khó khăn có thể duy trì được cuộc sống bình thường, khoảng cách khơng q xa cách với mức sống trung bình của cư dân địa phương đồng thời dễ tiếp cận được với các dịch vụ xã hội và hoà nhập cộng đồng như: Trợ cấp thường xuyên, trợ cấp đột xuất để đảm bảo mức sống tối thiểu đồng thời chăm sóc sức khoẻ cho các nhóm đối tượng yếu thế; ngồi ra đối với trẻ mồ côi, người tàn tật cịn có nhiều chính sách bảo trợ về giáo dục, dạy nghề, việc làm để tạo cơ hội cho họ có điều kiện tiếp cận, có việc làm, thu nhập ổn định cuộc sống... Các chính sách cũng được Nhà nước điều chỉnh theo hướng mở rộng diện, tăng định mức hỗ trợ để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế đất nước.
a. Chính sách chăm sóc đời sống
Với mỗi loại đối tượng khác nhau, nhà nước trợ cấp hằng tháng mức khác nhau. Ngồi ra cịn có các khoản trợ cấp của cộng đồng song khơng mang tính thường xuyên, cố định theo pháp luật.
Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ- CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thì Nhà nước thực hiện trợ giúp cho đối tượng yếu thế dưới hai hình thức là trợ giúp xã hội thường xuyên và trợ giúp đột xuất.
- Trợ giúp thường xuyên được thực hiện theo mức độ yếu thế, thiệt thòi
của từng loại đối tượng cụ thể sau theo hệ số từ 1 đến 4 với mức trợ cấp tối thiểu 180.000 đồng. Hiện tại mức trợ cấp tối thiểu của đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp thường xuyên sống tại cộng đồng theo quy định của Nhà nước
là 180.000 đồng/người/tháng (trẻ mồ côi không nguồn nuôi dưỡng từ 18 tháng tuổi trở lên, người cao tuổi cơ đơn khơng có con cháu, người thân thích thuộc gia đình hộ nghèo) và cao nhất là 720.000 đồng/người/tháng (Hộ gia đình có 4 người tàn tatạ nặng khơng có khả năng tự phục vụ). Đối với đối tượng yếu thế sống tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội được trợ cấp tiền ăn từ 360.000 đồng/người/tháng đến 450.000 đồng/ người /tháng. Ngoài ra đối tượng sống tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội được cấp tiền sinh hoạt phí để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt , tiền thuốc khám chữa bệnh...
Ngồi ra các đối tượng nhóm 1,2,3,4,5,6; trẻ mồ cơi, trẻ em bị bỏ rơi tại nhóm 7; người tàn tật khơng có khả năng tự phục vụ tại khoản 8; trẻ em con người đơn thân khoản 9 khi chết được hỗ trợ mai táng phí mức 3.000.000 đồng/người.
- Trợ giúp đột xuất:
Đối với hộ gia đình: Có người chết, mất tích; có người bị thương nặng; có nhà bị đổ, sập, trơi, cháy, hỏng nặng; Hộ gia đình phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ qt; Hộ gia đình có người bị thương nặng hoặc phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét sống ở vùng khó khăn thuộc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Chính phủ quy định.
Đối với cá nhân:
- Trợ giúp cứu đói 15 kg gạo/người/tháng, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng; - Người gặp rủi ro ngồi vùng cư trú bị thương nặng, gia đình khơng biết để chăm sóc: 1.500.000 đồng/người;
- Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 15.000 đồng/người/ngày, thời gian hỗ trợ không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 90 ngày và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
- Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình khơng biết để mai táng, được Uỷ ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng thì các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất bằng 3.000.000 đồng/người.
b. Chính sách trợ giúp giáo dục văn hoá
Thực hiện Luật giáo dục, Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Pháp lệnh về người tàn tật; Chính phủ, các bộ ngành, địa phương trong cả nước đã có nhiều quan tâm tạo điều kiện để những người yếu thế đặc biệt là trẻ em, người tàn tật cận dịch vụ giáo dục văn hố. Thủ tướng Chính phủ đa ban hành Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 21/02/1998 quy định cụ thể các đối tượng được miễn hoặc giảm học phí trong đó có trẻ em có hồn cảnh đặc biệt; Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong đó có học sinh là người tàn tật, học sinh mồ côi.
c. Chính sách trợ giúp chăm sóc sức khoẻ, y tế
Theo quy định tại nghị định 67 năm 2007, Nghị định số 13/2010/NĐ- CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; NĐ số 63/2005/NĐ- CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ban hành kèm theo Điều lệ bảo hiểm y tế thì các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc nhóm 1,4,5,6; trẻ mồ cơi, trẻ bị bỏ rơi được gia đình nhận ni dưỡng nhóm 7; trẻ em là con người đơn thân nhóm 9 được Nhà nước cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế giá trị bằng 3% mức lương tối thiểu; đối tượng thuộc nhóm 2,3 được Nhà nước cấp miễn phí thẻ BHYT mức 50.000 đồng/năm rồi 70.000 đồng/năm. Đặc biệt khi Luật Bảo hiểm y tế ra đời với chính sách miễn phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi đã giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội mà trực tiếp là trẻ dưới 6 tuổi có hồn cảnh khó khăn được tiếp cận với dịch vụ y tế ngày càng thuận lợi hơn, chất lượng hơn.
d. Chính sách trợ giúp học nghề, việc làm
Học nghề, việc làm là vấn đề cốt lõi để đối tượng yếu thế có cơ hội tiếp cận thị trường lao động, có việc làm, thu nhập để ổn định cuộc sống và hoà
nhập cộng đồng. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chương trình, Đề án về dạy nghề, việc làm trợ giúp các đối tượng yếu thế song tập trung chủ yếu vào nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và người khuyết tật như Bộ luật lao động, Pháp lệnh người tàn tật, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo, Chương trình trợ giúp trẻ em lang thang... các chính sách, chương trình chủ yếu thực hiện đào tạo gắn với giải quyết việc làm.
Đối với trẻ có hồn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ phải lao động nặng nhọc độc hại nguy hiểm từ 13 tuổi trở lên được hỗ trợ học nghề mức 200.000 đồng/em/tháng nhưng khơng q 1 triệu đồng/em/ khố học; đối với trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị nhiễm chất độc hoá học, trẻ nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ học nghề mức thấp nhất 540.000 đồng/tháng, tối đa trong 4 tháng và được hỗ trợ kinh phí tự tìm việc làm mức tối thiểu 1.000.000 đồng/em.
Đối với khuyết tật (bao gồm cả trẻ khuyết tật): Vì người khuyết tật có nhu cầu và có khả năng lao động vì vậy đây là nhóm đối tượng chủ yếu trong nhóm các đối tượng yếu thế được Nhà nước quan tâm bảo trợ về dạy nghề, việc làm.
Về dạy nghề: Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về dạy nghề từ Trung ương đến địa phương được Nhà nước quan tâm kiện tồn. Cả nước có 280 cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn 58 tỉnh, thành phố, trong đó 58 cơ sở chuyên biệt và 222 cơ sở có tham gia dạy nghề cho người khuyết tật. Trong những năm qua nhà nước đã giành hàng trăm tỷ đồng từ kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo để đầu tư xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho người khuyết tật; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề cũng đã quy định các cơ sở dạy nghề giành riêng cho người khuyết tật được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào tạo, miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi; các cơ sở dạy nghề khác nhận
người khuyết tật vào học nghề, nâng cao trình độ tay nghề được ưu tiên đầu tư, bảo đảm định mức kinh phí đào tạo. Người khuyết tật học nghề được hỗ trợ học nghề mức tối thiểu 540.000 đồng/người/tháng tối đa trong 9 tháng; đặc biệt theo Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đến năm 2020 thì người tàn tật được hỗ trợ học sơ cấp nghề hoặc nghề dưới 3 tháng mức tối đa 3 triệu đồng/người/ khoá học đồng thời được hỗ trợ tiền ăn mức 15.000 đồng/người/ngày thực học, hỗ trợ đi lại với đối tượng học nghề cách nơi cư trú từ 15km trở lên theo giá vé phương tiện công cộng song tối đa 200.000 đồng/người/ khố. Ngồi ra người khuyết tật học nghề còn được xem xét cấp học bổng và trợ cấp xã hội, được miễn hoặc giảm học phí căn cứ mức độ khuyết tật và mức độ suy giảm khả năng lao động.
e. Chính sách, chương trình trợ giúp tiếp cận các cơng trình, hoạt động công cộng.
- Về thơng tin, văn hố, thể thao: Nhiều loại hình và hoạt động văn hố
được thực hiện giành cho đối tượng trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật như các cuộc thi văn nghệ, thể thao được tổ chức để những người yếu thế được tham gia hoạt động góp phần tăng cường sức khoẻ, cải thiện đời sống tinh thần, xố bỏ mặc cảm để hồ nhập cộng đồng đặc biệt đối với nhóm người khuyết tật - người có nhiều mặc cảm về bản thân và khó hồ nhập cộng đồng nhất.
Nhiều chương trình văn hố, nghệ thuật giành cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt; nhiều cuộc vận động tồn dân xây dựng đời sống văn hố khu dân cư góp phần nâng cao vai trị người già trong xã hội; Hội thi Thể thao - Văn nghệ người khuyết tật toàn quốc được triển khai từ năm 1997 theo niên độ 5 năm một lần đã thu hút rất đông vận động viên trên khắp mọi miền tổ quốc về tham dự, các cuộc thi thể thao người khuyết tật khu vực, thế giới được quan tâm tham gia... đã tạo điều kiện cho đối tượng bớt mặc cảm về bản thân, tự
tin, hoà nhập với cộng đồng. Các đơn vị truyền thơng cũng đã có hoạt động, chương trình giành riêng cho đối tượng yếu thế, các đài phát thanh, truyền hình tăng thời lượng phát sóng... đã góp phần bổ sung và hồn thiện hệ thống chính sách đối với nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.
- Tiếp cận cơng trình cơng cộng: Người khuyết tật thuộc nhóm người
thiệt thịi và yếu thế nhất trong việc tiếp cận các cơng trình cơng cộng. Pháp lệnh người tàn tật quy định "việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo cơng trình nhà ở, các cơng trình cơng cộng và thiết kế, chế tạo các dụng cụ sinh hoạt, các phương tiện giao thông, liên lạc phải tính đến nhu cầu sử dụng thuận tiện của người tàn tật, trước hết là người tàn tật các dạng vận động, thị giác đồng thời phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành". Thực hiện quy định đó, Bộ Xây dựng đã xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng các cơng trình đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận và sử dụng thuận tiện. Nhà nước đầu tư lượng kinh phí lớn để cải tạo, xây dựng mới các cơng trình cơng cộng giúp người khuyết tật hưởng tụ như hệ thống các sân bay, khu liên hợp thể thao, nhà ga, công viên, trụ sở, nhà làm việc của các cơ quan công quyền...