Mở rộng đối tượng áp dụng vì ngồi các đối tượng yếu thế được bảo trợ theo quy định của pháp luật hiện hành còn nhiều đối tượng

Một phần của tài liệu chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 105 - 107)

- Số lượt người được cứu trợ Lượt 49.920 80.336 64.114 78.543 87

3.2.2.4. Mở rộng đối tượng áp dụng vì ngồi các đối tượng yếu thế được bảo trợ theo quy định của pháp luật hiện hành còn nhiều đối tượng

được bảo trợ theo quy định của pháp luật hiện hành còn nhiều đối tượng khác cần được giúp đỡ

Trên cơ sở pháp luật về bảo trợ được Trung ương quy định, với điều kiện của kinh tế - xã hội hiện nay, thành phố nên nghiên cứu mở rộng đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội. Chẳng hạn, đối với đối tượng hưởng CTXH thường xuyên có thể áp dụng cho cả những hộ gia đình có thu nhập dưới mức chuẩn nghèo do Chính phủ cơng bố từng thời kỳ hay những hộ gia đình, cá nhân nhận ni dưỡng người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa... Đối với đối tượng hưởng CTXH đột xuất có thể mở rộng cho cả những cá nhân gặp khó khăn đột xuất mà khơng phải do nguyên nhân khách quan, như: nạn nhân của bạo lựa gia đình, nạn nhân của việc bn bán phụ nữ, trẻ em... nhằm tạo điều kiện giúp đỡ những hộ gia đình khó khăn hoặc ni dưỡng người cao tuổi, các nạn nhân có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống hoặc khắc phục khó khăn trước mắt để vươn lên.

Đối với đối tượng thuộc nhóm 9 quy định tại điều 4 Nghị định 67/2008/NĐ-CP của Chính phủ là người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo, hiện nay Trung ương không quy định thời hạn được hưởng trợ cấp. Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo, thành phố nên quy định thời hạn để đối tượng này được hưởng theo thời hạn của đề

án giảm nghèo, cụ thể là tại thời điểm phát sinh là hộ nghèo đến khi kết thúc đề án (thường là 5 năm) để giúp đối tượng này ổn định nguồn thu nhập, nuôi con cái ăn học và tránh được nguy cơ tái nghèo.

Đối với người cao tuổi, thành phố cần nghiên cứu để giải quyết chính sách về Bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội đối với người đủ từ 80 tuổi trở lên, tạo điều kiện để họ được chăm sóc và hưởng các dịch vụ y tế, góp phần chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Hiện nay, pháp luật về bảo trợ xã hội (Nghị định 13/2010) quy định người tàn tật khơng cịn khả năng lao động hoặc khơng tự phục vụ được. Với quy định này thì đối tượng người khuyết tật dưới 15 tuổi nếu không phải là tàn tật nặng thì khơng được xem xét giải quyết trợ cấp, nhưng đây là những đối tượng bị dị dạng, dị tật bẩm sinh có thể nặng nhẹ khác nhau, song đối với gia đình có đối tượng này thường có hồn cảnh khó khăn, thành phố cần xem xét mở rộng để giải quyết trợ cấp cho tất cả những người tàn tật, tạo điều kiện để đối tượng hoặc gia đình của họ có thêm nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, nếu được xem xét giải quyết trợ cấp, đối tượng sẽ được hưởng các quyền lợi và chính sách khác như học tập, khám chữa bệnh, học nghề, tạo việc làm...

Thành phố cần vận dụng một cách linh hoạt và kiến nghị Trung ương điều chỉnh lại điều kiện hưởng CTXH thường xun của nhóm trẻ em mồ cơi và các đối tượng tương tự theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP để bảo đảm sự thống nhất giữa việc xác định đối tượng trẻ em được hưởng CTXH với việc xác định độ tuổi của người lao động. Thành phố nên hạ độ tuổi của nhóm này xuống dưới 15 tuổi, trừ trường hợp đặc biệt (đang đi học văn hoá) thì có thể áp dụng đến dưới 18 tuổi. Nếu quy định như vậy sẽ bảo đảm được trách nhiệm của đối tượng hưởng trợ cấp CTXH với chính mình, tránh sự ỷ lại và tránh lãng phí nguồn kinh phí CTXH trong bối cảnh kinh phí cịn eo hẹp, cần phải phân bổ cho nhiều đối tượng khác.

Cần bảo đảm công bằng hơn trong điều kiện hưởng CTXH giữa các nhóm đối tượng CTXH thường xuyên và giữa đối tượng CTXH thường xuyên với đối tượng CTXH đột xuất.

Một phần của tài liệu chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w