THỰC TRẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG BẢO TRỢ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 60)

- So với tổng chi % 2,14 1,77 2,36 1,7

2.2. THỰC TRẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG BẢO TRỢ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Theo kết quả điều tra thống kê, tính đến năm 2010, tồn thành phố có trên 33 ngàn đối tượng yếu thế, chiếm 3,67% dân số. Đối tượng yếu thế trên địa bàn thành phố có xu hướng ngày càng tăng. Ngồi ngun nhân tăng do chính sách nhà nước mở rộng diện bảo trợ xã hội thì cịn nhiều nguyên nhân khác nhau như do tệ nạn xã hội, do thiên tai, do mơi trường, do tai nạn...

Tính đến năm 2010, tồn thành phố có 214.033 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm tỷ lệ 24,1% dân số; trong đó có 26.556 trẻ em thuộc diện hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 12,4% dân số trẻ em, có 2.063 trẻ em có hồn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và hơn 1.000 trẻ em có hồn cảnh đặc thù khác như trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em trong các gia đình ly hơn... Số trẻ em mồ cơi trên địa bàn thành phố có xu hướng giảm, từ 1.181 em tương đương 0,14% dân số năm 2007 đến năm 2010 chỉ còn 850 em, tương đương 0,93% dân số. Một số đối tượng có xu hướng giảm như trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại, trẻ vi phạm pháp luật, trẻ phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, song khơng mang tính bền vững bởi thực tế tình hình tội phạm xâm hại trẻ em, buôn bán trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật có diễn biến phức tạp.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống người dân được chăm lo, cải thiện và tuổi thọ của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện tại cũng được nâng lên trung bình 73,1 tuổi. Tính đến năm 2010, thành phố Đà Nẵng có 71.500 người cao tuổi theo theo quy định Luật Người cao tuổi, trong đó có 6.847 người đủ từ 85 tuổi trở lên, số người cao tuổi cô đơn khơng nơi nương tựa có xu hướng tăng. So với năm 2006, tổng số người cao tuổi cô đơn tăng 135 người, nguyên nhân chủ yếu là người cao tuổi ở vùng nơng thơn, con cái nghèo khơng có điều kiện chăm sóc, một số người cao tuổi bị con cái bỏ rơi khơng chăm sóc. Ngồi ra, hiện cịn trên 8.000 người cao tuổi

khơng được hưởng trợ cấp, phụ cấp gì chủ yếu sống trong hộ nghèo đời sống rất khó khăn. Đây là nhóm có nguy cơ rất lớn đẩy người cao tuổi vào hồn cảnh khó khăn trở thành đối tượng bảo trợ xã hội.

Đà Nẵng là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh, ảnh hưởng bởi điều kiện lao động của các ngành nặng nhọc, độc hại, cùng với tai nạn giao thông, bão lũ, hoả hoạn, bệnh tật... nên số lượng người tàn tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chiếm tỷ lệ cao. Tính đến năm 2010, tổng số người tàn tật trên địa bàn thành phố là 16.287 người, chiếm 1,83%, dân số, trong đó khuyết tật vận động chiếm trên 40%, khuyết tật thần kinh, trí tuệ chiếm gần 20% (3257) và dạng khác là 6.515 người, chiếm trên 40%. Trong tổng số người tàn tật có 3.651 người khơng có khả năng lao động, chiếm 22,41% và 709 người tàn tật nặng, khơng có khả năng tự phục vụ. Đặc biệt có 809 trẻ em bị tàn tật. Đời sống, sinh hoạt của bản thân và gia đình người tàn tật cị rất khó khăn cả về đời sống vật chất, tinh thần, việc làm...

Số người tàn tật được hưởng chính sách bảo trợ xã hội có xu hướng gia tăng, bình quân giai đoạn 1997-2007 tăng bình quân 7,33%/năm, từ 434 người năm 1997 lên 1.276 người vào năm 2007, đến năm 2010 có 7.980 người, tăng gấp 6,25 lần năm 2007. Nguyên nhân chính của việc gia tăng là do chính sách bảo trợ của Nhà nước được điều chỉnh theo hướng mở rộng độ bao phủ.

Bên cạnh các nhóm đối tượng khác như gia đình có từ 2 người tàn tật, gia đình nhận ni trẻ mồ cơi có xu hưởng ổn định, thì nhóm người nhiễm HIV/AIDS, người đơn thân ni con có xu hướng ngày càng tăng.

Bảng 2.3: Tổng hợp đối tượng yếu thế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010 ĐVT: Trẻ Đối tượng, chỉ số 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng dân số 792.895 806.932 822.178 887.440 910.000 Số trẻ em dưới 16 tuổi 188.709 192.050 195.678 211.211 214.033 Người cao tuổi (60 tuổi trở lên) 70.125 70.999 70.799 71.210 71.500

Đối tượng yếu thế 25.544 26.734 30.073 31.211 33.387

- Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt 2.532 2.348 2.235 2.117 2.063 - Người cao tuổi cô đơn 1.087 1.256 1.285 1.337 1.296 - Người cao tuổi cô đơn 1.087 1.256 1.285 1.337 1.296 - Người cao tuổi được trợ cấp TX 2.485 2.590 5.810 6.435 8.202

- Người tàn tật 15.084 15.298 15.562 15.880 16.287

- Người tâm thần 4.356 4.205 4.102 4.002 3.943

- Đối tượng khác 1.038 1.079 1.440 1.596

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội thành phố Đà Nẵng

Qua phân tích 3 nhóm đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên trên, cho thấy đối tượng yếu thế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là rất lớn và ngày càng có xu hướng gia tăng. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH, ổn định chính trị trên địa bàn, trong những năm qua, các cấp Đảng uỷ, chính quyền địa phương đã tổ chức thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Trung ương, đồng thời ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, chính sách của địa phương để hỗ trợ nhóm đối tượng này khắc phục khó khăn, ổn định, phát triển, hồ nhập cộng đồng.

Ngoài ra, hàng năm do thiên tai cũng như nhiều nguyên nhân bất khả kháng khác gây ra, đối tượng rơi vào hoàn cảnh yếu thế cần được sự giúp đỡ của Nhà nước, nhất là những năm đầu của thế kỷ XX khi biến đổi khí hậu tồn cầu cùng với rừng đầu nguồn bị chặt phá... các vụ thiên tai xảy ra ngày càng nghiêm trọng, các đối tượng cần cứu trợ đột xuất cũng tăng đáng kể.

Việc thực hiện đồng bộ các chính sách bảo trợ đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội tiến tới mục tiêu phát triển bền vững và công bằng xã hội của thành phố.

Một phần của tài liệu chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w