- Số lượt người được cứu trợ Lượt 49.920 80.336 64.114 78.543 87
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan Trung ương
- Thứ nhất, về đối tượng và điều kiện hưởng CTXH: Cần nghiên cứu
mở rộng đối tượng hưởng CTXH phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong đối tượng hưởng CTXH thường xuyên có thể áp dụng cho cả những hộ gia đình có thu nhập dưới mức chuẩn nghèo do Chính phủ cơng bố từng thời kỳ hay những hộ gia đình, cá nhân nhận ni dưỡng người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa; trong đối tượng hưởng CTXH đột xuất có thể mở rộng cho cả những cá nhân gặp khó khăn đột xuất mà không phải do nguyên nhân khách quan, như: nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của việc buôn bán phụ nữ, trẻ em...
Cần chỉnh sửa lại điều kiện hưởng CTXH thường xuyên của nhóm trẻ em mồ côi và các đối tượng tương tự theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP để bảo đảm sự thống nhất giữa việc xác định đối tượng trẻ em được hưởng CTXH với việc xác định độ tuổi của người lao động. Theo tơi nên hạ độ tuổi của nhóm này xuống dưới 15 tuổi, trừ trường hợp đặc biệt (đang đi học văn hố) thì có thể áp dụng đến dưới 18 tuổi. Nếu quy định như vậy sẽ bảo đảm được trách nhiệm của đối tượng hưởng trợ cấp CTXH với chính mình, tránh sự ỷ lại và tránh lãng phí nguồn kinh phí CTXH trong bối cảnh kinh phí cịn eo hẹp, cần phải phân bổ cho nhiều đối tượng khác.
Cần bảo đảm công bằng hơn trong điều kiện hưởng CTXH giữa các nhóm đối tượng CTXH thường xuyên và giữa đối tượng CTXH thường xuyên với đối tượng CTXH đột xuất.
- Thứ hai, về các chế độ áp dụng đối với các đối tượng hưởng CTXH:
Cần có sự thống nhất trong việc quy định chế độ áp dụng cho nhóm đối tượng (7), (8), (9) trong chế độ CTXH thường xuyên. Cần nghiên cứu nâng mức trợ cấp CTXH thường xuyên để các đối tượng hưởng có thể tiếp cận được mức sống tối thiểu một cách chắc chắn, thay vì phải thụ động trông chờ vào sự giúp đỡ hảo tâm của cộng đồng xã hội như hiện nay.
- Thứ ba, về nguồn kinh phí thực hiện CTXH: Vẫn tiếp tục duy trì kinh
phí thực hiện CTXH từ hai nguồn như hiện nay: ngân sách nhà nước và sự đóng góp từ thiện của cộng đồng xã hội. Song:
+ Cần điều tiết kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác CTXH một cách hợp lý hơn để tháo gỡ khó khăn cho những địa phương nguồn thu ít và các địa phương thường xảy ra thiên tai, dịch bệnh, đồng thời bảo đảm công bằng trong việc tiếp cận chính sách xã hội của người dân.
+ Cần thành lập quỹ CTXH thống nhất để có thể tập trung, khuyến khích các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và có điều kiện để có thể tổ chức thực hiện thống nhất, bảo đảm cho quỹ này được chi đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất.
+ Bảo đảm nguồn lực và cơ chế tài chính trên cơ sở từng bước mở rộng diện bao phủ, tăng mức phí đóng góp và đảm bảo chi phí dịch vụ tối thiểu cũng như quản lý chặt chẽ, hiệu quả các quỹ ASXH. Đồng thời, cần nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng nguồn các quỹ ASXH kết hợp với việc đa dạng hoá các nguồn tài trợ để đảm bảo hệ thống ASXH phát triển bền vững.
- Thứ tư, về tổ chức thực hiện: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
vận động toàn dân tham gia cơng tác cứu trợ xã hội, trong đó nên nghiên cứu và đưa vào áp dụng rộng rãi hơn mơ hình “chăm sóc thay thế” (các cá nhân, hộ gia đình có điều kiện tự nguyện nhận chăm sóc các đối tượng CTXH). Việc mở rộng mơ hình này một mặt thể hiện được truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam, mặt khác giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Cần nhân rộng mô hình “nhà xã hội” và khuyến khích phát triển các cơ sở bảo trợ xã hội của tư nhân để khắc phục hiện tượng quá tải của các cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước. Trong đó cần tranh thủ sự tham gia trực tiếp hoặc cộng tác của các tổ chức chính trị - xã hội, các đồn thể nhân dân và khi cần thiết nên có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước.
Cần phát triển mạng lưới nhân viên xã hội nhằm tham vấn, giúp các đối tượng tiếp cận với chính sách CTXH.
- Thứ năm, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm tham mưu xây dựng Luật Bảo trợ xã hội, trong đó cần quy định một cách cụ thể
nhằm bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội phát triển toàn diện cả về thể lực, nhân cách và trí tuệ; Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng bảo trợ xã hội tham gia đầy đủ và bình đẳng vào các hoạt động xã hội như những người bình thường khác. Vì hiện nay, các đối tượng bảo trợ xã hội còn tản mạn ở nhiều văn bản luật khác nhau, không đồng nhất trong cách thức thực hiện các chính sách, sự chồng chéo và khó khăn trong hướng dẫn thi hành. Luật Bảo trợ xã hội không chỉ tập trung cho việc trợ cấp bằng tiền mặt và hiện vật mà điều quan trọng là quan tâm hơn về chính sách, chế độ trợ giúp khác về y tế, giáo dục, dạy nghề tạo việc làm phải đảm bảo cứu trợ kịp thời, sớm ổn định đời sống và vật chất của nhân dân vùng bị thiệt hại do thiên tai, huy động được sức mạnh của toàn dân. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các ngành, địa phương trong việc thống kê, báo cáo số liệu, kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở cơ sở.
- Thứ sáu, ban hành các văn bản hướng dẫn một cách kịp thời: Việc
ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật của các cơ quan Trung ương còn chậm và vẫn còn tồn tại tình trạng khi có luật, phải chờ nghị định, thơng tư hướng dẫn do vậy việc thực thi chính sách chậm. Vì vậy các cơ quan Trung ương khi tham mưu xây dựng các văn bản pháp luật cần phải xây dựng các hướng dẫn thực hiện để chính sách nhà nước ban hành sớm được đưa vào cuộc sống một cách kịp thời.