Những hạn chế

Một phần của tài liệu chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 90 - 92)

- Số lượt người được cứu trợ Lượt 49.920 80.336 64.114 78.543 87

2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội và chính sách bảo trợ xã hội cũng cho thấy những vấn đề tồn tại và hạn chế, đó là:

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội còn mỏng, chất

lượng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu trong triển khai nhiệm vụ từ cơ sở đến cấp tỉnh đã dẫn đến công tác triển khai, thanh tra kiểm tra các hoạt động bảo trợ xã hội chưa được quan tâm thường xuyên.

Thứ hai, độ bao phủ đối tượng nhanh nhưng chưa toàn diện; mức độ

tác động đến chất lượng cuộc sống của đối tượng bảo trợ xã hội cịn hạn chế; cơ chế tài chính để thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Số lượng đối tượng được bảo trợ qua các năm có tăng, song so với đối tượng cần được bảo trợ tại cộng đồng thì số đó vẫn cịn thấp. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao rơi vào nhóm yếu thế cũng chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ, trợ giúp họ khơng rơi xuống nhóm yếu thế, nhất là người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo. Mức trợ cấp tuy đã cao hơn quy định của trung ương từ 1,5 lần đến 2,7 lần và đã tính đến đặc điểm của từng nhóm đối tượng nhưng vẫn chưa phải là căn cứ vào mức độ khó khăn, nhu cầu trợ giúp và độ tuổi của từng nhóm đối tượng, nhưng so với mức sống trung bình của người dân địa phương vẫn còn thấp, chưa xứng tầm với sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.

Trong bối cảnh hội nhập WTO bên cạnh những cơ hội tăng trưởng kinh tế sẽ xuất hiện khơng ít thách thức cho vấn đề xã hội, đặc biệt là thiết lập các lưới

an sinh trợ giúp cho các đối tượng được bảo trợ xã hội hiện hành và những người có thu nhập thấp, để họ ổn định cuộc sống và hoà nhập cộng đồng.

Thứ ba, công tác thơng tin, truyền thơng cịn hạn chế. Trong 5 năm

qua, công tác truyền thông đã được thành phố quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, song việc khai thác, tiếp cận của đối tượng yếu thế chưa cao. Thực tế vẫn còn nhiều đối tượng chưa được biết các chính sách bảo trợ của nhà nước, nhiều đối tượng có khó khăn khơng biết phản hồi, thơng tin đến cơ quan, đơn vị nào, nhiều đối tượng chưa được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ... Cơng tác tun truyền, vận động hiệu quả cịn chưa cao, dẫn đến một bộ phận khơng nhỏ đối tượng có khả năng lao động, tìm việc làm để ổn định cuộc sống nhưng lại trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của xã hội, cộng đồng, chưa có ý chí vươn lên.

Thứ tư, công tác qui hoạch cũng như tiến độ đầu tư, xây dựng các cơng

trình văn hố của thành phố và các địa phương diễn ra chậm. Việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất giành cho người yếu thế đặc biệt là người già, người khuyết tật còn hạn chế, nhất là cấp quận huyện, xã phường; Các phong trào văn hố, thể thao cịn nghèo nàn, thiếu tính đa dạng, chưa thu hút được đơng đảo các nhóm đối tượng tham gia... đã làm hạn chế đến hiệu quả việc thực hiện mục tiêu của Chương trình.

Thứ năm, việc cải thiện các cơng trình hạ tầng cơ sở bảo đảm điều kiện

tiếp cận cho người yếu thế cịn rất ít, chỉ mới tập trung cho các cơng trình mới xây dựng nhất là việc tiếp cận các cơng trình giao thơng, cơ quan hành chính nhà nước, bệnh viện, trường học...

Sáu là, công tác cứu trợ xã hội đột xuất luôn là vấn đề cấp bách, song

công tác tổng hợp về số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra về hạ tầng cơ sở, về sản xuất và đời sống dân sinh chậm và thiếu chính xác, những con số báo cáo là những con “số ảo”, rất khó khăn cho việc xử lý đề xuất phương án trợ giúp phù hợp. Việc thiết lập các phương án trợ giúp các địa phương trong trường

hợp thiên tai gây ra thiệt hại nặng vượt quá khả năng giải quyết của các địa phương thường dựa vào số liệu báo cáo, nhưng do số liệu báo cáo là “số ảo”, vì vậy rất khó bảo đảm tính khách quan, cơng bằng trong việc xây dựng các phương án trợ giúp từ thành phố; Cơ chế trách nhiệm cịn mang tính chất “cơ chế hội đồng” vừa mang nặng tính chủ quan, vừa bị động; nhiều lúc cấp thành phố “nhiệt tình” hơn cả địa phương.

Một phần của tài liệu chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w