- Số lượt người được cứu trợ Lượt 49.920 80.336 64.114 78.543 87
3.1.2.1. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội nói chung và lĩnh vực bảo trợ xã hội nói riêng phải phù hợp, tương xứng với phát triển kinh
vực bảo trợ xã hội nói riêng phải phù hợp, tương xứng với phát triển kinh tế xã hội của thành phố
- Chính sách bảo trợ xã hội ở Đà Nẵng cần hướng tới sự ổn định xã hội và sự phát triển bền vững: Đà Nẵng cũng giống như các tỉnh thành phố
khác, trong xu thế phát triển chung của cả nước đó là phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì vậy vấn đề cốt lõi trong phát triển đó là cơng bằng và bình đẳng xã hội, đó là thực hiện cơng bằng xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Nền kinh tế thị trường bên cạnh mặt tích cực như thu hút và huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội, tạo động lực cho phát triển, tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân tăng cao, tạo điều kiện cải thiện, nâng cao mức sống cho người dân, tăng tuổi thọ trung bình của dân... Thì cũng đem lại khơng ít hệ luỵ do mặt trái của nền kinh tế thị trường như ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của con người, sự suy thoái đạo đức, sự tàn phá thiên nhiên... làm cho đối tượng yếu thế trong xã hội có xu hướng tăng.
Giữa phát triển kinh tế thị trường và cơng bằng, bình đẳng xã hội có sự tương tác chặt chẽ: phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện cơng bằng, bình đẳng; đồng thời có đảm bảo cơng bằng, bình đẳng mới có sự ổn định để phát triển... Vì vậy trong quá trình phát triển vừa đảm bảo tăng trưởng vừa đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng xã hội. Chính sách bảo trợ xã hội có mục tiêu cao cả đó là góp phần ổn định xã hội, ổn định chính trị và an tồn xã hội, tạo ra sự phát triển bền vững của xã hội và cuộc sống của nhóm thành viên yếu thế nhất trong xã hội. Đồng thời chích sách bảo trợ xã hội thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giá trị định hướng phát triển xã hội tốt đẹp của một xã hội "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" mà chúng ta đang theo đuổi.
- Chính sách bảo trợ xã hội cần đặt trong mối quan hệ tương tác với tăng trưởng kinh tế: Cùng với các chính sách phát triển kinh tế nhanh, bền
vững như mục tiêu đã đề ra như trên thì các chính sách bảo trợ xã hội của thành phố cũng cần phải được quan tâm đúng mức như mở rộng diện đối tượng, định mức hỗ trợ, các mơ hình trợ giúp... để đảm bảo phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ công bằng xã hội đồng thời phù hợp với đà phát
triển nhanh. Thành phố xác định rõ Chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội là một bộ phận quan trọng của chính sách, pháp luật an sinh xã hội nói chung. Giai đoạn 2011-2015 kinh tế của thành phố tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng GDP bình quân mỗi năm trên 13,5-14,5%/năm; Giá trị tăng thêm ngành cơng nghiệp tăng bình qn 12-13%/năm; Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân trên 3-4%/năm; Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng bình quân 17-18%/năm; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 16-17%/năm; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 11,5-12,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2015: 3200 USD. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2015: Công nghiệp và xây dựng 43,8% - nông, lâm, ngư nghiệp 2% - các ngành dịch vụ 54,2%. Với những thành tựu đạt được về kinh tế, các chính sách và biện pháp thực thi bảo trợ xã hội cũng cần được quan tâm tương ứng.
Tầm nhìn đến năm 2020, thành phố xác định phát triển, hồn thiện hệ thống chính sách trợ giúp xã hội, đảm bảo có độ bao phủ rộng cả về đối tượng, và nhu cầu của đối tượng bảo trợ. Nhà nước và cộng đồng có trách nhiệm hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội cải thiện cuộc sống, thốt nghèo, tự mình vươn lên hồ nhập cộng đồng, trong giai đoạn tới, thành phố tập trung giải quyết tốt 2 vấn đề: Một là, bổ sung thêm đối tượng trợ giúp cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn; Hai là, nghiên cứu, rà sốt lại tiêu chí xác định đối tượng trợ giúp, đối tượng trợ cấp xã hội theo hướng linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn, loại bỏ bớt những điều kiện cứng (đủ) mà cần quan tâm nhiều hơn đến điều kiện thực tế (cần) để thực sự bao phủ hết số đối tượng có hồn cảnh khó khăn.
Tăng cường sự hỗ trợ, chăm sóc, ni dưỡng các đối tượng xã hội có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, gặp tai nạn, rủi ro trong cuộc sống, như trẻ mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa, người tâm thần, người tàn tật nặng, trẻ em lang thang, người gặp rủi ro đột xuất... Đổi mới chính sách bảo trợ xã hội theo hướng nâng cao mức trợ cấp xã hội để có sự tác động nhất định đến chất lượng cuộc sống của đối tượng, từng bước nâng dần mức trợ
cấp hàng tháng, nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống sinh hoạt của đối tượng bảo trợ, đảm bảo mức trợ cấp hợp lý, phải dựa và tiêu chí chi phí tối thiểu để duy trì cuộc sống cho một người một tháng.
Đổi mới tồn bộ các cơ chế, chính sách giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên các lĩnh vực liên quan đến nhu cầu bức xúc của từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội như; khám chữa bệnh, chỉnh hình phục hồi chức năng; học văn hoá, học nghề, tạo việc làm... về nguyên tắc đổi mới, các cơ chế, chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội phải hoà nhập với cơ chế, chính sách hiện có của Trung ương.
Tiếp tục quy hoạch, phát triển hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội theo hướng tiêu chuẩn hoá và đa dạng các thành phần tham gia, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở bảo trợ xã hội dưới sự quản lý của nhà nước, từng bước đáp ứng nhu cầu bảo trợ đối với các đối tượng xã hội.
Đổi mới cơ chế tài chính và huy động các nguồn lực thực hiện chính sách bảo trợ xã hội. Thực hiện cơng khai minh bạch hố các nguồn tài chính; phân cấp, tăng quyền tự chủ cho các địa phương trong việc thực hiện chính sách đối với đối tượng bảo trợ xã hội; ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện chính sách trợ cấp, các nguồn lực huy động khác cho thực hiện các chương trình, dự án.
Đổi mới tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ đảm bảo đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ để thực hiện chính sách xã hội từ thành phố đến xã, phường.