Những chương trình bảo trợ xã hội gồm có nhiều đối tượng tham gia thực hiện như Nhà nước, cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ... nhằm mục tiêu chuyển các nguồn lực đến những nhóm đối tượng yếu thế. Nguồn lực thực hiện bảo trợ xã hội thường bao gồm:
- Nguồn lực từ Nhà nước: Đây là nguồn lực chính trong cơng tác bảo trợ xã hội. Nhà nước với vai trò chủ đạo, bảo trợ cho đối tượng yếu thế thông qua các cơ sở của nhà nước ở Trung ương, địa phương và được cân đối trong ngân sách nhà nước phân cấp cho các đơn vị, ngành, địa phương theo quy định của Luật ngân sách.
- Nguồn lực từ các tổ chức, đoàn thể, cá nhân. Những năm gần đây nguồn lực này đã đóng góp phần khơng nhỏ trong việc trợ giúp cho những đối tượng yếu thế đặc biệt là trợ giúp đột xuất cho các đối tượng gặp thiên tai, dịch bệnh. Nguồn lực này nhiều khi không chịu sự chi phối, điều chỉnh của Nhà nước.
- Nguồn lực quốc tế: Khi kinh tế thế giới phát triển, nhiều tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc và tổ chức phi Chính phủ ra đời thì nguồn lực của các tổ chức này đóng góp cho hoạt động bảo trợ xã hội với nhóm đối tượng yếu thế cũng được quan tâm. Ngồi việc thực hiện cho cơng tác cứu trợ đột xuất do thiên tai, dịch bệnh thì nguồn lực này tập trung vào các chương trình, dự án nhằm nghiên cứu chính sách hỗ trợ và đối tượng bảo trợ xã hội một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và thông lệ quốc tế.