- Số lượt người được cứu trợ Lượt 49.920 80.336 64.114 78.543 87
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1 Giải pháp về nhận thức
3.2.1. Giải pháp về nhận thức
Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển hệ thống chính sách trợ giúp xã hội; thay đổi một cách căn bản cách nhìn
cơng tác bảo trợ xã hội từ làm từ thiện, nhân đạo sang chia sẻ trách nhiệm xã hội dựa vào nhu cầu và quyền con người.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về trợ giúp xã hội cho các cấp, các ngành, các tổ chức và mọi người dân trên cơ sở đó nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện pháp luật và chính sách xã hội.
Có rất nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước đã được ban hành để thực thi bảo trợ xã hội cho những đối tượng yếu thế song việc tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách chưa được quan tâm đúng mức, chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Nhiều đối tượng yếu thế chưa nắm được các chính sách ưu tiên của Nhà nước, song cũng có khơng ít đối tượng có tâm lý ỷ lại, phụ thuộc vào sự bảo trợ của Nhà nước không tự vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó cũng cịn có một bộ phận người dân sống kỳ thị, đối xử khơng cơng bằng với nhóm đối tượng yếu thế và cho rằng hoạt động bảo trợ xã hội là hoạt động nhân đạo, từ thiện chứ không phải là hoạt động chia sẻ trách nhiệm cộng đồng, và dựa vào nhu cầu và quyền của con người. Do vậy các cấp, các ngành cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật và chính sách đối với đối tượng bảo trợ xã hội, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng pháp luật về bảo trợ xã hội nhằm nâng cao nhận thức với người dân và đối tượng thụ hưởng.
Hình thành các chun mục trên báo chí, website, truyền hình về các hoạt động trợ giúp xã hội để chuyển tải các thông tin về mơ hình hoạt động có hiệu quả và pháp luật của nhà nước đến đông đảo người dân; vận động toàn dân tham gia cơng tác cứu trợ xã hội, trong đó nên nghiên cứu và đưa vào áp dụng rộng rãi hơn mơ hình “chăm sóc thay thế” (các cá nhân, hộ gia đình có điều kiện tự nguyện nhận chăm sóc các đối tượng CTXH). Việc mở rộng mơ hình này một mặt thể hiện được truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam “lá lành đùm là rách”, mặt khác giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mơ hình “nhà xã hội” và khuyến khích phát triển các cơ sở bảo trợ xã hội của tư nhân để khắc phục hiện tượng quá
tải của các cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước. Trong đó cần tranh thủ sự tham gia trực tiếp hoặc cộng tác của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân và khi cần thiết nên có sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước.
Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người dân về các vấn đề có liên quan đến luật pháp, chính sách và tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.