- Số lượt người được cứu trợ Lượt 49.920 80.336 64.114 78.543 87
3.2.2.5. Nâng mức trợ cấp cho tương xứng với tình hình phát triển kinh tế của địa phương
kinh tế của địa phương
Nâng dần mức trợ cấp, trợ giúp cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và mức sống trung bình của cộng đồng dân cư để chính sách trợ giúp có sự tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống của đối tượng bảo trợ xã hội. Nhiệm vụ hàng đầu là phải bảo đảm mức trợ cấp xã hội hợp lý. Mức trợ cấp hằng tháng cho đối tượng cần được xác định trên cơ sở mức chi tối thiểu bảo đảm các nhu cầu về vật chất cho đối tượng (nhu cầu lương thực - thực phẩm và phi lương thực - thực phẩm). Việc tính tốn mức trợ cấp xã hội phải dựa vào chi phí tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống cho một người trong một tháng. Hiện nay theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức thấp nhất là 180.000 đồng (hệ số 1,0)- khoảng 24,6% mức lương tối thiểu (730.000) và bằng 45% chuẩn nghèo của thành phố quy định đối với khu vực nông thôn (400.000 đồng) và bằng 75% chuẩn nghèo của Trung ương (240.000 đồng). Tuy nhiên, mức trợ cấp xã hội không phải chỉ cho một loại đối tượng bảo trợ xã hội mà cho nhiều đối tượng bảo trợ xã hội khác nhau, do vậy, cần xây dựng một "mức chuẩn" trợ cấp xã hội cho một đối tượng bảo trợ xã hội có hồn cảnh khó khăn ít nhất trong số các đối tượng bảo trợ xã hội. Các đối tượng bảo trợ xã hội khác tuỳ theo mức độ khó khăn hoặc nhu cầu cuộc sống phải chi phí tốn kém hơn sẽ có mức trợ cấp xã hội cao hơn, tương ứng với hệ số. Phương pháp này sẽ khơng bình qn hố sự trợ giúp mà nó bảo đảm tính cơng bằng xã hội tốt hơn. Tuy nhiên việc nâng dần mức trợ cấp xã hội, bảo đảm mức sống tối thiểu cho các đối tượng bảo trợ xã hội phải phù hợp với quá trình phát triển kinh tế và mức sống trung bình của cộng đồng dân cư, đồng thời phải tính đến khả năng chi trả của ngân sách nhà nước và
theo mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và phải hạn chế đến mức thấp nhất việc tăng đột biến các khoản chi tiêu cho bảo đảm xã hội nói chung và chính sách bảo trợ xã hội nói riêng.
Để đảm bảo cho các đối tượng có nguồn thu nhập đáp ứng mức sống tối thiểu so với cộng đồng, thành phố nên lập phương án, tính tốn và nâng mức trợ cấp CTXH thường xuyên ít nhất phải bằng chuẩn nghèo của thành phố trong từng thời kỳ, để các đối tượng hưởng có thể tiếp cận được mức sống tối thiểu một cách chắc chắn, thay vì phải thụ động trơng chờ vào sự giúp đỡ hảo tâm của cộng đồng xã hội như hiện nay. Bởi với mức trợ cấp như hiện nay, phần lớn các đối tượng như người già cô đơn khơng nơi nương tựa cũng khơng thể có khả năng thốt nghèo.