Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của ngành Tư pháp

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 49 - 51)

bồi dưỡng của ngành Tư pháp

Về công tác xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Kết quả khảo sát công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Tư pháp trong 5 năm qua cho thấy số lượng cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngày một đông về số lượng, đa dạng về đối tượng, nội dung và hình thức đào

tạo, bồi dưỡng. Do đó, để cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cơng chức tư pháp có hiệu quả, bảo đảm chất lượng, tránh chồng chéo, chắp vá, mang tính tình thế thì việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức nói chung và quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cơng chức tư pháp địa phương nói riêng là việc hết sức cần thiết, đặc biệt là trước yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp giai đoạn 2010-2020. Tuy nhiên, thực tế, công tác xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm thực hiện đúng mức. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các cơ quan quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa xây dựng được quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp thuộc phạm vi quản lý một cách hoàn chỉnh. Bộ Tư pháp cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành tư pháp. Thiếu quy hoạch, kế hoạch trong công tác đào tạo, bồi dưỡng dẫn đến tình trạng đào tạo, bồi dưỡng phân tán, tự phát, tuỳ tiện, chắp vá, lãng phí về sức người, sức của và thời gian của cán bộ, công chức, làm giảm chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp địa phương.

Về công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng:

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 10/2001/CT-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 874/TTg và Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 7/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, Bộ Tư pháp đã xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn của ngành Tư pháp như Kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Tư pháp giai đoạn 2001 - 2005, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Tư pháp giai đoạn 2006 - 2010, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Tư pháp giai đoạn 2010 - 2015 Các kế hoạch dài hạn này là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Bộ Tư pháp.

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, Bộ Tư pháp đã giao các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức trong từng năm để trình Bộ trưởng xem xét, gửi các cơ quan có thẩm quyền quyết định. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Tư pháp này được xây dựng căn cứ vào nhu cầu cụ thể của các đơn vị thuộc Bộ và Sở Tư pháp cấp tỉnh. Kế hoạch xác định cụ thể các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng sẽ triển khai trong năm như mục tiêu, đối tượng, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, thời gian, địa điểm tổ chức và dự trù kinh phí cho từng hoạt động (ví dụ kinh phí tổ chức lớp, kinh phí xây dựng chương trình, tài liệu, kinh phí khảo sát,…) cũng như trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện.

Ở địa phương, thực hiện Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg và đặc biệt là sau khi Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV được ban hành, công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã có nhiều tiến bộ và được quan tâm hơn trước. Kết quả khảo sát năm 2011 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở Nội vụ trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộc phạm vi quản lý của đơn vị trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và tổ chức triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đã được phê duyệt. Các kế hoạch này có thể được xây dựng độc lập hoặc lồng ghép với chương trình cơng tác chung của ngành tại địa phương và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung của cán bộ địa phương.

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w