- Nhận thức về vị trí vai trị của đội ngũ cơng chức tư pháp địa phương và về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cơng chức nói chung trong đó có đội ngũ cơng chức tư pháp của các cấp bộ, ngành và chính quyền địa phương có lúc, có nơi chưa đầy đủ, thống nhất. Do đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng được coi là một dạng chi phí
tốn kém, chỉ được quan tâm mà chưa được coi như là một giải pháp ưu tiên, then chốt và khôn ngoan cho việc nâng cao chất lượng cán bộ với chiến lược dài hơi, đồng bộ và có chủ định. Các địa phương có chương trình, kế hoạch đào tạo nhưng nội dung cũng như việc triển khai chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp của các cơ quan có liên quan, hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết để công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt mục tiêu và hiệu quả.
- Chưa xây dựng được quy hoạch đội ngũ công chức ngành Tư pháp và đội ngũ công chức tư pháp địa phương làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi
dưỡng. Mặc dù được chỉ đạo triển khai trong một thời gian dài, nhưng có thể
nói cơng tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cơng chức là một hoạt động tồn tại trong nhiều năm vẫn chưa hồn thành được. Điều này dẫn đến tình trạng khó triển khai và lãng phí trong đào tạo, bồi dưỡng như đào tạo, bồi dưỡng nhưng không sử dụng được hoặc sử dụng khơng đúng vị trí, nợ tiêu chuẩn chức danh, đào tạo, bồi dưỡng xong lại chuyển sang công tác khác… Và thực tế phổ biến vẫn là “người đi sau vẫn học theo người đi trước, người già truyền kinh nghiệm cho người trẻ” [9, tr.12].
- Thực trạng năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập do
đó khơng chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả mà cịn có những u cầu, địi hỏi cao hơn đối với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng. Mặc dù trong những
năm gần đây, trình độ của đội ngũ cơng chức tư pháp địa phương đã được nâng lên một bước nhưng nhìn chung chưa theo kịp với những yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Trình độ của đội ngũ cơng chức không đồng đều, điều kiện từng vùng, miền, tỉnh, thành phố lại khác nhau, do đó ảnh hưởng đến khơng chỉ việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng mà còn ảnh hưởng tới cả việc xây dựng được nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp giảng dạy, giảng viên để không chỉ bảo đảm cung cấp được những kiến thức cơ bản theo yêu cầu mà còn giải quyết, bổ sung được những kiến thức cụ thể, phù hợp với từng nơi và từng đối tượng.
Năng lực, trình độ của đội ngũ công chức tư pháp địa phương đang là một thách thức rất lớn trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải đào tạo được trước hết một bộ phận cán bộ tư pháp trình độ chun mơn sâu, trở thành chun gia giỏi làm nịng cốt trong việc hoạch định chính sách, tư vấn với chính quyền địa phương về mặt pháp lý trong việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn cũng như tranh chấp có yếu tố nước ngồi xảy ra tại địa phương.
Các văn bản quy định về quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương thiếu tập trung, thống nhất và chậm được đổi mới. Hiện tại, có hàng chục văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cơng chức địa phương. Việc hệ thống hố và pháp điển hố các quy phạm này cịn chưa được quan tâm đúng mức.
Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm và có hướng dẫn cụ thể. Các cơ quan quản lý về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức nói chung và Bộ Tư pháp nói riêng chưa xây dựng được phương pháp và chỉ số đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; một số cơ quan quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng mới chú trọng đến việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng mà chưa coi trọng đến việc tổ chức đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.
- Năng lực của đội ngũ công chức làm cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cịn hạn chế. Những cơng chức làm công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay của các
cơ quan tư pháp chủ yếu là tốt nghiệp Đại học Luật, một bộ phận nhỏ tốt nghiệp các chuyên ngành khác, không qua các trường lớp về sư phạm hay quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng. Và thực tế, chính những đội ngũ cơng chức này lại rất khó có cơ hội tham gia vào một khố học bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác đào tạo, bồi dưỡng, cũng như có rất ít giáo trình, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đội ngũ công chức này đa số phải vừa làm, vừa nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để triển khai cơng việc. Do đó, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cũng có những hạn chế nhất định, việc tham mưu trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, trong việc nghiên cứu, đề xuất lãnh đạo ra các quyết sách, quyết định cụ thể cũng như việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch còn nhiều lúng túng.
Chương 3