4 Các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương 1.900 1.750 Chưa tính pháp chế
3.3.1.2. Phân cấp quản lý đào tạo,bồi dưỡng
Đổi mới cơ chế quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng phân cấp mạnh mẽ hơn cho các cơ quan tư pháp địa phương và các cơ sở đào tạo. Phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng (Bộ Tư pháp, UBND cấp tỉnh, huyện) với cơ quan trực tiếp thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng (Học viện Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự các cấp, các trường Chính trị ở địa phương...) tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Cụ thể như sau:
- Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, ngành chức năng thực hiện quản lý vĩ mô, tập trung vào việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch; phân bổ chỉ tiêu, kinh phí và hướng tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời, với vai trò Bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Tư pháp trực tiếp xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho giảng viên và chương trình, tài liệu khung bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức tư pháp địa phương thống nhất trong toàn quốc; tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ thuộc phạm vi quản lý, tổ chức các lớp bồi dưỡng điểm và hướng dẫn Sở Tư pháp triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Các cơ quan tư pháp địa phương trên cơ sở quy định về phân cấp quản lý và căn cứ vào chương trình khung của Bộ Tư pháp để bổ sung, biên tập chương trình, tài liệu và trực tiếp tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ phù hợp với điều kiện, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Tăng quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo như Học viện Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học... Tạo điều kiện để các cơ sở này nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng.