THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ CỦA ĐỘI NGŨ CƠNG CHỨC CỦA NGÀNH TƯ PHÁP

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 38)

chức năng mới như: Giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thi hành pháp luật (khoản 6, Điều 2, Nghị định số 93/2008/NĐ-CP); Bổ sung một số nhiệm vụ mới thuộc chức năng xây dựng pháp luật như: Trình Chính phủ dự thảo chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; Lập dự kiến của Chính phủ về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ,… ; Bổ sung thêm nhiệm vụ quản lý nhà nước về bồi thường nhà nước, lý lịch tư pháp; Sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, quản lý nhà nước về nuôi con nuôi, bán đấu giá tài sản...

Cơ cấu tổ chức của Ngành Tư pháp theo Nghị định số 93/2008/NĐ-CP hệ thống các cơ quan tư pháp được tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở, gồm có: Bộ Tư pháp ở Trung ương; Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự ở cấp tỉnh; Phòng Tư pháp và Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện và ở cấp xã có cơng chức Tư pháp - Hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp ở cơ sở. Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp được tổ chức lại, chuyển toàn bộ hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự địa phương về Bộ Tư pháp thống nhất quản lý; nâng cấp và thành lập Tổng cục Thi hành án dân sự để đáp ứng với yêu cầu quản lý chuyên ngành, chuyên sâu, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành án dân sự.

Cho đến nay, tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã có Vụ Pháp chế. Bộ phận pháp chế trong các doanh nghiệp cũng có sự phát triển mạnh mẽ.

2.2. THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ CỦA ĐỘI NGŨ CƠNG CHỨC CỦA NGÀNHTƯ PHÁP TƯ PHÁP

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 38)