Giai đoạn 1982 đến nay

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 35 - 38)

Khi đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, Tổ quốc thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội “Sự nghiệp làm pháp luật, xây dựng pháp chế xã

hội chủ nghĩa đối với nước ta là cực kỳ quan trọng, cực kỳ cấp bách” [27]. Năm 1981, Bộ Tư pháp được tái thành lập (theo Nghị định 143/HĐBT ngày 22/11/1981), là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng, có chức năng quản lý nhà nước thống nhất các công việc về Tư pháp trong phạm vi toàn quốc bao gồm: Xây dựng pháp luật, rà sốt, hệ thống hóa văn bản pháp luật, quản lý thống nhất công tác xây dựng pháp luật; quản lý Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự về mặt tổ chức, quản lý các tổ chức bổ trợ tư pháp, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đào tạo bồi dưỡng cán bộ pháp lý, hợp tác quốc tế về tư pháp và thực hiện tương trợ tư pháp với các nước; nghiên cứu khoa học pháp lý. Sau hơn 10 thực hiện chức năng nhiệm vụ được quy định trong Nghị định 143/HĐBT, Bộ Tư pháp đã khẳng định vai trị khơng thể thiếu được của mình trong bộ máy Nhà nước.

Hệ thống tư pháp trong cả nước thời kỳ này gồm có: ở Trung ương có Bộ Tư pháp; ở địa phương có Sở Tư pháp ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương, Ban Tư pháp ở cấp quận, huyện, thị xã và các đơn vị hành chính tương đương, Ban Tư pháp ở cấp xã, phường và các đơn vị hành chính tương đương. Ở các Bộ, các Uỷ ban Nhà nước và một số cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng có Vụ pháp chế. Tại các Sở chuyên mơn, liên hiệp các xí nghiệp, tổng cơng ty, xí nghiệp có cố vấn pháp luật.

Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp vai trị của Bộ Tư pháp nói riêng và của Ngành Tư pháp nói chung được mở rộng và tăng cường. Ngày 04/6/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/CP thay thế Nghị định 143-HĐBT, trong đó quy định Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng

quản lý nhà nước thống nhất về công tác tư pháp; xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý về mặt tổ chức Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực (gọi chung là Toà án địa phương); đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp lý và quản lý các cơng tác tư pháp khác được Chính phủ giao.

Sau khi có Nghị định 38/CP, chức năng và nhiệm vụ của Bộ Tư pháp một lần nữa lại được điều chỉnh. Đặc biệt là, theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, việc quản lý tòa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức được giao cho Tịa án nhân dân tối cao. Ngồi ra, theo các văn bản pháp luật được ban hành sau Nghị định 38/CP, Bộ Tư pháp được giao thêm nhiều nhiệm vụ như: Thẩm định các dự án luật, pháp lệnh để Chính phủ có thể xem xét trước khi quyết định trình Quốc hội; hoặc để Chính phủ tham gia ý kiến đối với những dự án do các cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; thẩm định dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; tham gia ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ [37]; Là cơ quan thường trực của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương; chỉ đạo, hướng dẫn việc phát hành Bản tin Tư pháp ở các địa phương [55]; Chủ trì cơng tác xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường thị trấn [57]; Đào tạo bồi dưỡng Thẩm phán và các chức danh tư pháp khác [56]; Quản lý nhà nước về thi hành án dân sự [48]; Quản lý nhà nước về TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách [54]; Quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề tư vấn pháp luật của Tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam; Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản [12]; Quản lý và thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm [13]…

Về cơ quan tư pháp địa phương thời kỳ này: Theo Nghị định 38/CP, Thông tư liên bộ số 12-TTLB ngày 26 tháng 7 năm 1993, hệ thống các cơ quan tư pháp địa phương bao gồm: Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn của UBND quận, huyện, thị xã; Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn là cơ quan chuyên môn của UBND xã, phường, thị trấn. Các cơ

quan tư pháp địa phương giúp UBND cùng về công tác tư pháp trên địa bàn và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan tư pháp cấp trên.

2.1.1.4. Giai đoạn 2003-2008

Trên thực tế với những nhiệm vụ mới được giao từ năm 1993 đến năm 2003, Nghị định số 38/CP đã không cịn phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy, ngày 06/6/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.

Về chức năng, theo Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 thì Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

Hệ thống Tư pháp tại cấp tỉnh và huyện về cơ bản vẫn được duy trì và

củng cố về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức như trong giai đoạn trước. Trong khi đó, tại cấp xã khơng duy trì Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn như trong giai đoạn trước mà chỉ có cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã.

Thực hiện định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được xác định trong Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI, vai trò của Bộ Tư pháp ngày càng đươc thể hiện rõ nét trên cơ sở được giao bổ sung nhiều chức năng, nhiệm vụ mới như: theo dõi công tác xây dựng pháp luật, đẩy mạnh các chủ trương xã hội hoá một số hoạt động tư pháp, thống nhất quản lý cơng tác thi hành án...

Trên cơ sở đó, ngày 22/8/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2008/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Theo đó, Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong

phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

So với các giai đoạn trước, theo quy định hiện hành, chức năng, nhiệm

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 35 - 38)