4 Các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương 1.900 1.750 Chưa tính pháp chế
3.4.3. Khẩn trương đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu và hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cơng chức tư pháp
liệu và hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cơng chức tư pháp địa phương
Các cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương chỉ đạo việc rà soát, cập nhật nội dung các chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng hiện có cho phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương. Chú trọng phúc đáp yêu cầu và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cơng chức tư pháp địa phương, qua đó, xác định cơ cấu nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp từng đối tượng, tránh dàn trải, trùng lặp, đảm bảo thiết thực, hiệu quả đối với hoạt động của đội ngũ công chức này. Thực tế cho thấy: Đại đa số công chức tư pháp địa phương đã tốt nghiệp đại học luật, trong khi đó chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về lý luận
chính trị và quản lý hành chính nhà nước hiện nay cịn nhiều nội dung trùng lặp với nội dung trong chương trình đào tạo đại học luật mà cơng chức tư pháp đã được trang bị. Điều này dẫn đến công chức tư pháp địa phương “bị
trang bị lại kiến thức đã học”, dẫn đến tốn kém kinh phí, thời gian mà không
hiệu quả đối với cơng chức tư pháp địa phương. Ngồi ra, nội dung chương trình, tài liệu cịn chậm được đổi mới, chậm cập nhật những vấn đề thời sự mang tính thực tiễn và lý luận mới, chưa phù hợp với tình hình phát triển nhanh chóng kinh tế xã hội của đất nước, dẫn đến kiến thức được trang bị lạc hậu so với thực tế. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu cơ chế phối hợp và thường xuyên sửa đổi, hoàn thiện nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức tư pháp địa phương với yêu cầu đảm bảo chất lượng, hiệu quả và có sự thống nhất liên thơng giữa các khối kiến thức, giữa các cấp bậc học cho đối tượng này.
Trên cơ sở những bất cập trên, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trong phạm vi thẩm quyền của mình sớm triển khai xây dựng, hoàn thiện và ban hành nội dung chương trình khung, giáo trình, tài liệu thống nhất áp dụng cho từng loại đối tượng người học phù hợp với u cầu, trình độ của đội ngũ cơng chức tư pháp địa phương. Căn cứ nội dung chương trình khung, giáo trình và tài liệu đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở địa phương cần nghiên cứu các vấn đề thực tiễn cụ thể ở địa phương mình để tiến hành tổ chức bồi dưỡng với hình thức phù hợp cho đội ngũ công chức này sao cho những kiến thức cung cấp cho học viên được đảm bảo một cách hợp lý giữa lý luận và thực tiễn.
Bên cạnh việc đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần đa dạng và đổi mới đồng bộ các phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với đặc điểm tình hình công tác của đội ngũ công chức tư pháp địa phương. Ngoài việc tổ chức mở các lớp học tập trung, tại chức, các cơ quan có thẩm quyền cần tăng
cường đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp địa phương thơng qua các hình thức khác như hội thảo, toạ đàm, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, tự nghiên cứu học tập, tự đào tạo tại chỗ có người hướng dẫn, ứng dụng các thành quả của khoa học công nghệ vào đào tạo, bồi dưỡng,….