CHỨC TƯ PHÁP ĐỊA PHƯƠNG
2.4.1. Đánh giá
Kết quả và nguyên nhân
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng với yêu cầu thực thi nhiệm vụ, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đối với đội ngũ công chức tư pháp địa phương trong những năm qua đã được đầu tư, tăng cường hơn trước. Điều này được thể hiện như sau:
Về cơ bản, đội ngũ công chức Tư pháp nói chung và cơng chức tư pháp địa phương nói riêng được kiện tồn, bảo đảm trình độ chun mơn và một số kỹ năng nghiệp vụ từ Trung ương đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành. Cùng với đó, hầu hết cơng chức được đào tạo trong các trường, lớp chính quy, có tinh thần trách nhiệm, gắn bó, phục vụ lâu dài vì sự phát triển của ngành và có tinh thần tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Điểm đáng chú ý là nguồn nhân lực ngành Tư pháp phần lớn có độ tuổi trẻ (khoảng 65% nhân lực có độ tuổi dưới 40), có khả năng nắm bắt, lĩnh hội và áp dụng kiến thức mới rất nhanh và cùng với sự tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm là những yếu tố tạo nên điểm mạnh cho nguồn nhân lực ngành Tư pháp. Bên cạnh đó, nhiều người cơng tác tại hệ thống cơ quan Tư pháp đã được đào tạo, bồi dưỡng bài bản, có mơi trường làm việc thuận lợi, ngày càng có nhiều kinh nghiệm hành nghề; được chuẩn hóa về chun mơn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị và phần lớn có nhiệt huyết, hết lịng vì cơng việc, n tâm công tác và cống hiến.
- Hệ thống các cơ sở đào tạo luật và các chức danh Tư pháp đã hình thành và đang từng bước phát triển, đã xây dựng được đội ngũ giảng viên, hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu, thơng tin, thư viện và một phần cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện cho giảng dạy - học tập. Những nhân tố này là tiền đề quan trọng để thực hiện đào tạo đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực cho ngành Tư pháp nói riêng, đội ngũ cán bộ pháp luật và các chức danh tư pháp cho đất nước thời kỳ 2011 - 2020 nói chung đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Theo số liệu thống kê từ 47 tỉnh, thành phố trong cả nước, cho đến đầu năm 2011, 89% Sở Tư pháp đã phối hợp cùng với Sở Nội vụ để xây dựng trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng với yêu cầu triển khai nhiệm vụ công tác tư pháp theo Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT- TP-NV. Hàng năm, cùng với việc tổng kết, đánh giá tình hình cơng tác chung thì Bộ Tư pháp và các Sở Tư pháp cũng đã tiến hành đánh giá kết quả, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng làm cơ sở để đề ra kế hoạch cho năm sau.
- Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng được nghiên cứu, cải tiến phù hợp với thực trạng trình độ của từng loại công chức và nhằm đáp ứng được với yêu cầu của đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng.
Hầu hết các chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến các lĩnh vực quản lý chuyên ngành và theo các chức danh tư pháp đã được xây dựng và đang từng bước được cải tiến phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tập trung chủ yếu vào hai nội dung cơ bản là trang bị kiến thức lý luận chính trị, quản lý nhà nước với kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện “xố nợ” đối với cán bộ, cơng chức về lý luận chính trị và quản lý hành chính, mặt khác để thực hiện yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã có sự cơ cấu hợp lý hơn giữa phần lý thuyết và thực hành, phát huy thế mạnh của việc đào tạo, bồi dưỡng thông qua việc thực tập kiến thức tại cơ sở; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức và kỹ năng hoạt động thực thi công vụ chuyên sâu theo chức danh như các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đối với Giám đốc Sở, Trưởng Thi hành án; bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp huyện, cấp xã…
- Phương pháp đào tạo đang được đổi mới với sự kết hợp với các
phương pháp đào tạo, bồi dưỡng tích cực, lấy người học làm trung tâm và lấy tình huống thực tế làm nền tảng cho việc nghiên cứu dạy và học. Phương pháp song giảng, phương pháp thảo luận và phương pháp tình huống đã chứng tỏ tính ưu việt, đang được áp dụng rộng rãi hơn, không chỉ trong công tác đào tạo nghề mà cả trong công tác đào tạo luật cơ bản và bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức.
Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh ưu điểm và những kết quả làm được, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp địa phương cũng bộc lộ những hạn chế như sau:
- Sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp và chính quyền địa phương đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương chưa kịp thời, đầy đủ. Điều này được biểu hiện trước hết là nhận thức về thẩm quyền
và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đội ngũ cơng chức tư pháp địa phương. Một số địa phương không chủ động thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cơng chức của địa phương mình, trong đó có cơng chức tư pháp. Địa phương quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo chuẩn theo chức danh của cơng chức về nội dung lý luận chính trị, quản lý hành chính, Trung cấp và Đại học Luật theo quy định, còn việc bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức thì chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Số lượng các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trong các lĩnh vực chuyên ngành công tác tư pháp được thực hiện trong thời gian qua chủ yếu là do Bộ Tư pháp thực hiện. Đồng thời, do sự quan tâm chỉ đạo hạn chế nên ở một số địa phương sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp và các cơ quan có liên quan khác như Sở Nội vụ, Trường Chính trị tỉnh chưa chặt chẽ, đồng bộ nên việc lập và triển khai kế hoạch cịn lúng túng, phân bổ kinh phí, chỉ tiêu đào tạo thấp, cá biệt có nơi khơng hồn thành được kế hoạch đề ra.
- Phân công, phân cấp trách nhiệm trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương chưa cụ thể, rõ ràng và được thực hiện triệt để.
Trong hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương hiện hành, các nội dung phân công, phân cấp quản lý cũng chưa được cụ thể.
Bên cạnh đó, theo các quy định của pháp luật về phân cấp trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thì các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành và địa phương. Kinh phí dành cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cũng được đưa về các cấp phù hợp với đối tượng quản lý. Tuy nhiên, do điều kiện của nhiều địa phương cịn khó khăn, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo nên việc sử dụng kinh phí cho mục đích đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cơng chức tư pháp địa phương cịn hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương cũng chưa được quy định một cách rành mạch, rõ ràng.
Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức theo kế hoạch chung của Chính phủ. Thời gian qua, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan
chưa có hướng dẫn cụ thể nên việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương chưa thống nhất, có địa phương chỉ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn mà chưa chú trọng đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo quản lý hành chính nhà nước, tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với công chức đang làm việc tại vùng dân tộc. Cùng với đó, việc triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cơng
chức địa phương nói chung, trong đó có đội ngũ cơng chức tư pháp địa phương cịn lúng túng và thiếu tính kịp thời.
Do quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương chưa được xây dựng nên việc đào tạo, bồi dưỡng không đạt được hiệu quả như mong muốn; đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với sử dụng. Số lượng cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhiều nhưng số nợ tiêu chuẩn vẫn còn khá lớn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch ở cấp xã. Thực tiễn cho thấy khơng ít cơng chức Tư pháp - Hộ tịch ở cấp xã sau khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn hoặc nâng cao trình độ thì lại được bố trí đảm nhận cơng tác khác. Điều này dẫn đến thực trạng hiện nay vẫn cịn 47% số cơng chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chưa có trình độ Trung học Luật theo yêu cầu.
- Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho cán bộ, công chức chưa được xây dựng thống nhất, có hệ thống và phù hợp với đặc thù của ngành Tư pháp. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ còn trùng lặp,
nặng về lý thuyết mà ít các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Sự trùng lặp về nội dung có trong các hệ thống giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng khác nhau và trong nội dung của cùng một hệ thống giáo trình. Sự khác biệt về cấp độ kiến thức và các kỹ năng của từng loại giáo trình, tài liệu chưa được thể hiện rõ. Bên cạnh đó, các chương trình, tài liệu đào tạo hiện nay đang yếu về kỹ năng thực hành và tác nghiệp phù hợp với việc triển khai nhiệm vụ cụ thể tại địa phương.
- Đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương
So với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương thì đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Đội ngũ giảng viên của trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp và các cơ sở đào tạo luật khác phải dành một thời lượng lớn cho việc
đào tạo, giảng dạy cho sinh viên, học viên của nhà trường, khó có thể tham gia các khoá đào tạo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Trong khi học viên là những đối tượng cần những kỹ năng giải quyết công việc thực tế, cụ thể thì khả năng và phương pháp giảng dạy thực hành của đội ngũ giảng viên này chưa đáp ứng được u cầu học đi đơi với hành, hình thành năng lực tự học và khả năng làm việc tập thể, làm việc theo nhóm.
Đội ngũ giảng viên kiêm chức hiện nay đang giảng dạy đối với các nội dung về chun mơn, nghiệp vụ, địi hỏi thực tiễn và kinh nghiệm giải quyết công việc cụ thể. Tuy nhiên, những giảng viên này chủ yếu là các công chức lãnh đạo hoặc chun mơn, ngồi việc lịch giảng khơng ổn định, thời gian ít, cịn hạn chế về phương pháp sư phạm và khả năng truyền đạt kiến thức cho học viên. Do đó, việc giảng dạy cịn thiếu chun nghiệp, bài bản và chưa đáp ứng được đầy đủ mục tiêu đã đề ra.