Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 106 - 108)

4 Các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương 1.900 1.750 Chưa tính pháp chế

3.4.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan có liên quan cần thường xuyên tự kiểm tra, rà sốt, hệ thống hố và đánh giá tính hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về công tác đào tạo, bồi dưỡng, trên cơ sở kết quả đó, các cơ quan có thẩm quyền cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp địa phương nói riêng. Trong thời gian trước mắt cần tập trung nghiên cứu ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ một số vấn đề sau:

- Kết hợp với việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức và phân cấp về tài chính, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản quy định việc phân công, phân cấp và tạo cơ chế phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp theo hướng quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan và tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ có tính hợp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào

tạo và các cơ quan có liên quan nghiên cứu nội dung, phạm vi phân công, phân cấp và tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc khó khăn đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp địa phương. Cần có cơ chế phù hợp để tạo điều kiện cho cơ quan tư pháp địa phương chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan mình.

- Thủ tướng Chính phủ đã có một số văn bản quy phạm pháp luật quy định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước đến năm 2020 và tạo lập đồng bộ khung khổ pháp luật cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức địa phương trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm xây dựng định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có đội ngũ cơng chức tư pháp địa phương. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể, thống nhất và phù hợp với tình hình thực tiễn về các chế độ đãi ngộ, thù lao cho giảng viên, các mức chi phí cho việc xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu, quyền lợi và nghĩa vụ của cơng chức được cử đi học, hồn thiện cơ chế đánh giá chất lượng và quy định chế độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc hàng năm đối với công chức tư pháp địa phương, ban hành Quy chế cấp phát và sử dụng chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức,… Ngồi ra, trong phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan cần sớm nghiên cứu và quy định chế độ khuyến khích cơng chức đi học tập, bố trí sắp xếp cơng việc phù hợp sau khi cơng chức được đào tạo, bồi dưỡng, có chế độ ưu tiên trong bổ nhiệm, đề bạt những đối tượng đã được đào tạo, bồi dưỡng,…

- Hoàn thiện tiêu chuẩn nghiệp vụ, hồn thiện các chế độ, chính sách đối với cơng chức tư pháp địa phương với nội dung cơ bản là: Xây dựng văn bản quy định cụ thể hoá tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với công chức tư pháp địa

phương, đặc biệt tiêu chuẩn này phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, xây dựng chế độ thu hút những người có trình độ, năng lực về cơng tác tại các cơ quan tư pháp địa phương, đặc biệt cần quan tâm, tăng cường cho các cơ quan tư pháp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như: Có chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, cải tiến chế độ cơng tác phí, mở rộng các hình thức phụ cấp,….

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w