Nhìn chung, nguồn nhân lực ngành Tư pháp đã và đang được bố trí, sử dụng phù hợp với trình độ chun mơn, năng lực, sở trường công tác, phát
huy vai trị, trách nhiệm của cơng chức, viên chức ngành Tư pháp trong thực thi nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, một bộ phận khơng nhỏ đang được bố trí, sử dụng khơng đúng chuyên môn đào tạo, đặc biệt tại cơ quan Tư pháp địa phương vẫn cịn tình trạng có đến 17% cơng chức, viên chức có trình độ chun mơn khác và 7% công chức, viên chức chưa qua đào tạo. Nguyên nhân của thực trạng này là do: Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp ở một số địa phương chưa nhận thức rõ được vai trò, tầm quan trọng của cơ quan Tư pháp cùng cấp, dẫn đến việc bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức, viên chức vào các cơ quan này đơi lúc chưa tính đến yếu tố về trình độ chun mơn của người được bố trí, sắp xếp - đây là một trong những hạn chế cơ bản trong quản lý, bố trí, sắp xếp đội ngũ cơng chức, viên chức ở cơ quan Tư pháp địa phương hiện nay.
Hầu hết các địa phương chưa quan tâm đến việc xây dựng cơ cấu sử dụng nguồn nhân lực làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, cất nhắc, bổ nhiệm, luân chuyển công chức, viên chức. Do đó, việc quản lý, sử dụng nguồn nhân lực trên thực tế cịn mang tính chủ quan của người quản lý, việc bố trí, sử dụng người khơng đúng trình độ, năng lực, sở trưởng và khơng phù hợp với vị trí cơng tác đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả triển khai các nhiệm vụ của ngành. Bên cạnh đó, q trình sử dụng đội ngũ cơng chức ở cơ quan Tư pháp địa phương chưa thực sự tạo ra được những động lực cần thiết để đội ngũ này gắn bó lâu dài và cống hiến cho ngành - đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng một bộ phận công chức không ổn định công tác, xin thôi việc hoặc xin chuyển sang ngành khác vẫn cịn nhiều và vì vậy, sự thiếu hụt về số lượng trong nguồn nhân lực cơ quan Tư pháp đã và đang là một điểm yếu trong nguồn nhân lực cơ quan Tư pháp địa phương.