Cùng với nhu cầu tăng cường về số lượng, nhu cầu nâng cao chất lượng công chức, viên chức ngành Tư pháp cũng đang khá bức xúc. Thời gian qua, do phải đáp ứng yêu cầu trước mắt về nguồn nhân lực cho xã hội, cùng với những hạn chế về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình và phương pháp đào tạo... nên chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Tư pháp cịn bất cập. Hầu hết cơng chức, viên chức mới chỉ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cơ bản hoặc cập nhật, bổ sung quy định mới của pháp luật mà chưa có điều kiện đào tạo chuyên sâu, đào tạo hướng nghiệp và rèn luyện kỹ năng thực hành. Kết quả là phần lớn công chức ngành Tư pháp chỉ đủ năng lực thực thi những nhiệm vụ thơng thường của cơng chức mà chưa có khả năng xử lý những vấn đề pháp lý phức tạp nảy sinh trong thực tiễn. Việc rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này cũng chưa được chú trọng đúng mức. Nhiều người chưa phát huy được năng lực và kiến thức đã được trang bị, chậm thích ứng với thực tiễn, đồng thời, cũng có một bộ phận cơng chức, viên chức ngành Tư pháp không tâm huyết với nghề nghiệp, bỏ nghề hoặc chuyển sang nghề khác đã và đang diễn ra. Thực trạng trình độ đội ngũ cơng chức, viên chức ngành Tư pháp cho thấy: - Đội ngũ công chức cơ quan thi hành án dân sự địa phương trong tổng số 9.218 biến chế có 04 người trình độ tiến sĩ, 55 người trình độ thạc sĩ, 5.918 người có trình độ đại học, 950 người có trình độ cao đẳng và số cịn lại là 1.070 người có trình độ dưới cao đẳng. Qua khảo sát cho thấy, trong số hơn
3.000 Chấp hành viên thì có đến hơn 90% đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn về chuyên mơn nghiệp vụ (có trình độ cử nhân luật). Tuy nhiên, so với yêu cầu thì chất lượng đội ngũ Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự vẫn còn hạn chế. Trong số 2.300 chấp hành viên được đào tạo có 35% được đào tạo đại học luật chính quy (910 chấp hành viên); 60% được đào tạo đại học luật tại chức (1.560 chấp hành viên), còn lại 5% được đào tạo từ xa, luân huấn luật (130 chấp hành viên). Một số cán bộ trẻ tuy đã được đào tạo nghề nhưng ít kinh nghiệm thực tiễn, một số cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn lại chưa được đào tạo chuyên sâu về thi hành án. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trong đó phải kể đến ngun nhân là do đầu vào của công chức các cơ quan thi hành án dân sự tuy ngày càng được nâng cao nhưng so với yêu cầu chung còn thấp. Lượng Chấp hành viên, công chức thi hành án dân sự được đào tạo đại học luật tại chức chiếm một tỷ lệ lớn. Trình độ tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc phục vụ cho công tác đối với đội ngũ chấp hành viên nhìn chung vẫn cịn nhiều hạn chế. Số Chấp hành viên được đào tạo về lý luận chính trị - hành chính vẫn cịn chiếm tỷ lệ thấp (chỉ có từ 10 đến 15% đã qua các lớp đào tạo cao cấp lý luận chính trị - hành chính và tập trung chủ yếu ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo).
- Đối với công chức cơ quan Tư pháp địa phương có 76% người có trình độ chun mơn luật (bao gồm đại học, sau đại học và trung cấp), cịn lại 17% có trình độ đại học và trung cấp khác và 7% công chức chưa qua đào tạo. Số liệu này cho thấy, công chức, viên chức cơ quan Tư pháp địa phương về cơ bản đã đáp ứng u cầu về trình độ chun mơn nghiệp vụ theo yêu cầu tiêu chuẩn của ngành, tuy nhiên, số có trình độ đại học và trên đại học còn hạn chế, hiện tại mới chỉ có 05 người có trình độ tiến sĩ, 104 người có trình độ thạc sĩ và 7.505 người có trình độ đại học, lực lượng này tập trung chủ yếu ở Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp. Còn lại một số lượng rất lớn (7.242 người) có trình độ trung cấp luật, chủ yếu là đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch ở cấp xã. Đáng lưu ý hiện nay có đến 7% cơng chức, viên chức chưa qua đào tạo,
trong đó Sở Tư pháp là 106 người; Phịng Tư pháp là 39 người và Tư pháp cấp xã là 1.260 người - đây là một trong những yếu tố chi phối đến chất lượng nguồn nhân lực cơ quan Tư pháp địa phương hiện nay.
Theo thống kê cho thấy, đội ngũ công chức, viên chức ngành Tư pháp từ Trung ương đến cơ sở có nhiều người có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp đến cao cấp và có nhiều người học qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học... qua đó góp phần quan trọng vào việc hình thành đội ngũ cơng chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng và hỗ trợ nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ của công chức, viên chức ngành Tư pháp. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường, thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì chất lượng nguồn nhân lực ngành Tư pháp cần phải được tăng cường một cách toàn diện cả về số lượng và nâng cao về chất lượng. Yêu cầu đặt ra đối với công chức, viên chức của ngành hiện nay là phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ pháp luật; sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học; có khả năng thực hành; có kỹ năng làm việc nhóm, có năng lực và bản lĩnh hội nhập. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp luật đạt trình độ khu vực và thế giới để tham mưu giúp Chính phủ trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, xây dựng và thực thi chính sách pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và công dân Việt Nam trong các tranh chấp có yếu tố nước ngồi. Đây là trọng trách to lớn đang đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Tư pháp. Nó địi hỏi cơng tác này phải được cải tổ mạnh mẽ, toàn diện trong những năm tới nhằm đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và đòi hỏi của xã hội.