Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 71 - 77)

Tiếp tục thực hiện yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Nghị quyết Trung ương 5 khóa X đã xác định một số nội dung quan trọng: thứ nhất, xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh công chức trong từng cơ quan của Nhà nước để làm căn cứ tuyển dụng và bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức; thứ hai, làm tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức, thông qua việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, xác định rõ những người đủ và khơng đủ tiêu chuẩn, có chính sách thích hợp đối với người không đủ tiêu chuẩn phải đưa ra khỏi bộ máy; thứ ba, đổi mới chế độ tuyển dụng và quản lý cán bộ, cơng chức, trong đó việc bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cần bảo đảm sự ổn định để chun mơn hóa, đồng thời có sự điều chuyển cần thiết để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phịng ngừa tiêu cực; thứ tư, đổi mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Như vậy, hiện tại cũng như định hướng cho những năm tới, nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất đối với đội ngũ công chức Tư pháp địa phương vừa là một yêu cầu trực tiếp của việc phát triển nguồn nhân lực làm công tác pháp luật vừa là nội dung nhằm đáp ứng những yêu cầu, thách thức đặt ra khi chúng ta thực hiện cải cách Tư pháp.

Phát triển nguồn nhân lực ngành Tư pháp là một bộ phận không thể tách rời trong phát triển nguồn nhân lực của đất nước, có tính chiến lược lâu dài và thường xun, liên tục gắn liền với việc bố trí, sử dụng, do vậy, việc phát triển nhân lực ngành Tư pháp phải đặt trong mối quan hệ hài hòa với phát triển nguồn nhân lực của các ngành, các cấp và địa phương.

Phát triển nguồn nhân lực ngành Tư pháp phải xuất phát từ thực tiễn gắn với việc thực hiện chiến lược phát triển toàn ngành đến năm 2020, là khâu đột phá phát triển ngành Tư pháp, góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế. Phát triển nhân lực ngành Tư pháp bảo đảm phát huy tối đa thế mạnh của từng cơ quan, đơn vị và địa phương; bảo đảm cân đối, hài hoà giữa các vùng, miền trong tồn quốc; phải bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, toàn diện, khả thi, kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực công

chức, viên chức ngành Tư pháp hiện có, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta.

Phát triển nguồn nhân lực ngành Tư pháp là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, đồng thời, là quyền, là nghĩa vụ của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong ngành Tư pháp. Phát triển nhân lực ngành Tư pháp phải bám sát các Nghị quyết, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn từ năm 2011-2020: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết số 48-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng chỉ rõ phải “Xây dựng trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng

điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”, “xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”.

Những quan điểm, định hướng quan trọng nói trên cần được nhanh chóng triển khai để tạo ra bước chuyển biến căn bản trong phát triển nhân lực ngành Tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Những năm gần đây, trước yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, vấn đề tăng cường nguồn nhân lực có trình độ đang đặt ra đối với tất cả các cơ quan, đơn vị trong ngành Tư pháp, kéo theo nhu cầu rất lớn về đào tạo nguồn nhân lực pháp luật.

- Nhu cầu đào tạo cán bộ pháp luật chất lượng cao cho các cơ sở đào tạo luật và các chức danh tư pháp, các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các tổ chức pháp chế Bộ, ngành rất lớn và cần thiết. Dự báo nhu cầu bổ sung cán bộ

cho các cơ quan này tính đến năm 2020 khoảng 2.000 đến 2.500 người. Đồng thời, các cơ quan xây dựng pháp luật, bảo vệ pháp luật và thực thi pháp luật cũng có nhu cầu bổ sung và sử dụng cán bộ pháp luật có trình độ cao. Do vậy, dự kiến nhu cầu đào tạo trình độ tiến sĩ khoảng 400 người, thạc sĩ luật khoảng 1.000 người. Ngồi ra, trong đội ngũ cơng chức, viên chức các cơ sở đào tạo luật và cơ quan tư pháp trung ương cần có một bộ phận có thể sử dụng ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) trong công việc hàng ngày, như đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật quốc tế,… với dự kiến khoảng 300 người.

- Chỉ tính riêng nhu cầu đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ đại học cho hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự đến năm 2020 cũng phải bổ sung thêm khoảng 700 Chấp hành viên, khoảng 1.300 Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, khoảng 4.300 đến 4.500 Thư ký thi hành án, 1.600 Kế tốn,… Ngồi ra, việc đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống cơ quan Tòa án, Kiểm sát do các cơ sở đào tạo luật và các chức danh tư pháp thực hiện.

- Trước yêu cầu xây dựng và hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp thì cần phải đào tạo và bổ nhiệm thêm nhiều chức danh tư pháp. Theo ước tính, từ nay đến năm 2020, đội ngũ Luật sư của Việt Nam phải đạt con số 18.000 người với tỷ lệ trung bình khoảng 5.200 dân/luật sư, cần khoảng 2.000 công chứng viên. Bên cạnh đó, để phục vụ 01 chức danh luật sư hoặc cơng chứng viên ở Văn phịng cũng cần khoảng 2 người giúp việc có trình độ đại học/cao đẳng hoặc trung cấp luật.

- Yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng đòi hỏi phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến từng người dân và tăng cường dân chủ ở cơ sở, góp phần làm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh. Do vậy, một mặt, đội ngũ cán bộ trong các cơ quan Nhà nước (các Bộ, ngành,…), các cơ quan dân cử, các tổ chức, đoàn thể thuộc Mặt trận Tổ quốc (như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ...) từ Trung ương đến cơ sở cũng cần nắm vững kiến thức pháp luật. Mặt khác, để giữ vững ổn định chính trị - xã hội thì các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng dân cư phải

được giải quyết kịp thời, tránh để bùng phát thành những xung đột lớn. Muốn làm được điều này thì đội ngũ cán bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị cũng cần được trang bị kiến thức pháp luật. Nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân cũng đồng nghĩa với việc tăng cường công tác thanh tra, giám sát của quần chúng nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước. Đội ngũ thanh tra nhân dân, hội thẩm nhân dân các cấp cũng cần được tăng cường kiến thức và nghiệp vụ pháp luật để hoàn thành tốt trọng trách giám sát mà nhân dân giao phó.

- Nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực cho cơ quan Tư pháp địa phương đến năm 2020 (chưa bao gồm viên chức của Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương) vào khoảng 17.000 người, trong đó nhu cầu của Sở Tư

pháp khoảng 1.500 người có trình độ đại học luật; Phịng Tư pháp cấp huyện khoảng trên 3.000 người có trình độ đại học hoặc cao đẳng luật và công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã khoảng 12.000 người có trình độ trung cấp luật trở lên. Ngoài ra, đối với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhu cầu nguồn nhân lực còn nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện các dịch vụ công, gồm: trợ giúp pháp lý; công chứng và bán đấu giá tài sản. Mặc dù, chủ trương của Nhà nước hiện nay là đẩy mạnh xã hội hóa đối với các dịch vụ này, tuy nhiên sự gia tăng nhu cầu trong xã hội đối với các dịch vụ này đặc biệt là dịch vụ công chứng, dịch vụ bán đấu giá tài sản là tất yếu. Do đó, nhu cầu tăng thêm về số lượng viên chức cho các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp đến năm 2020 ước tính là 2.000 viên chức.

- Nhu cầu cán bộ pháp chế đối với các doanh nghiệp cũng rất lớn. Cộng đồng doanh nghiệp nước ta hiện nay có khoảng trên 2.500 doanh nghiệp nhà nước (trong đó có nhiều tổng cơng ty, tập đoàn lớn), 15.000 hợp tác xã, 350.000 doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và 4.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Việt Nam mới trở thành thành viên của WTO, hoạt động kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững và tuân thủ các quy định của

pháp luật Việt Nam và luật lệ thương mại quốc tế. Ngày 28/05/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nêu rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp phải chủ động bố trí cán bộ phụ trách cơng tác pháp chế hoặc thuê luật sư tư vấn để giúp doanh nghiệp thực thi pháp luật. Ước tính, nếu mỗi tổng cơng ty, doanh nghiệp Nhà nước có một bộ phận pháp chế và mỗi doanh nghiệp dân doanh có một cán bộ pháp chế hoặc chuyên gia tư vấn pháp luật thì số lượng cán bộ pháp luật cần tăng thêm để đáp ứng nhu cầu nêu trên cũng lên đến trên 500.000 người có trình độ đại học luật. Cùng với sự giao lưu và hội nhập quốc tế, hàng nghìn tập đồn kinh tế lớn trên thế giới, hàng trăm tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngồi cũng mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở nước ta. Những đơn vị, tổ chức này cũng có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực pháp luật trong quá trình triển khai hoạt động tại Việt Nam. Ngồi ra, hàng nghìn tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp trong nước cũng có nhu cầu sử dụng cán bộ pháp luật thường xuyên hoặc bán thường xuyên.

- Để đáp ứng những nhu cầu trên đây thì phải có nguồn cán bộ pháp luật dồi dào và có chất lượng. Tuy nhiên, trong những năm qua, cả nước mới đào tạo được khoảng 100.000 cử nhân luật, gần 10.000 cán bộ cao đẳng và trung cấp luật. Trong đó, một lượng lớn là cán bộ đã có tuổi đi học tại chức, đến nay đã hoặc sắp hết thời gian công tác. Một bộ phận cán bộ pháp luật được đào tạo chính quy nhưng cũng đã trải qua q trình cơng tác khá dài, sắp đến tuổi nghỉ hưu. Nhiều người đã được điều động hoặc luân chuyển sang những lĩnh vực cơng tác khác. Vì vậy, nhu cầu đào tạo bổ sung nguồn nhân lực cho các cơ quan của ngành Tư pháp trong những năm tới là rất lớn và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ này cũng đòi hỏi hết sức bức xúc. Trong khi đó, quy mơ của các cơ sở đào tạo luật hiện có chỉ vào khoảng 3.500 đến 4.000 sinh viên hệ chính quy, gần 3.000 sinh viên hệ văn bằng 2 và trên 1.000 học viên trung cấp luật mỗi năm. Bên cạnh đó, chất lượng của các cơ sở đào tạo luật cũng còn hạn chế. Điều này cho thấy sự bất cập lớn giữa quy mô,

nhu cầu về số lượng và yêu cầu về chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật ở nước ta. Sự bất cập này cần được khắc phục trong thời gian tới.

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu số lượng nhân lực ngành Tư pháp

thời kỳ 2011 - 2020

Stt Khối cơ quan Thời kỳDự kiến tăng Ghi chú 2011 - 2015 2016 - 2020Thời kỳ 1 Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ 1.250 1.200

2 Hệ thống cơ quan Thihành án dân sự 8.100 8.000 Gồm cả kế toán viên3 Cơ quan Tư pháp địaphương 9.500 7.500

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w