công chức tư pháp địa phương phải kết hợp giữa việc đào tạo cơ bản và bổ sung kiến thức, kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp, công vụ mà họ đang đảm nhiệm
Theo Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp địa phương thì nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm 4 khối kiến thức:
+ Lý luận chính trị;
+ Kiến thức và kỹ năng chun mơn, nghiệp vụ;
+ Kiến thức tin học, ngoại ngữ (tiếng dân tộc đối với công chức công tác ở vùng dân tộc miền núi) và các kiến thức bổ trợ khác.
Các cơ quan tư pháp địa phương hiện nay đang đảm nhận những nhiệm vụ trong các lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật bao gồm quản lý công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp... Mặc dù thuộc hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, song nhiệm vụ của đội ngũ cơng chức ngành Tư pháp mang tính đa dạng, có sự giao thoa và phục vụ việc thực hiện chức năng của cả 3 ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thêm vào đó, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là những cán bộ có năng lực và trình độ khơng đồng đều, trong đó một bộ phận không nhỏ công chức Tư pháp - Hộ tịch ở cấp xã [5] chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh. Do đó, nội dung, chương trình vừa tập trung vào việc đào tạo cơ bản theo tiêu chuẩn chức danh cho một bộ phận cán bộ còn thiếu đồng thời với việc đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ theo u cầu cơng việc được giao. Ngồi ra, đối với đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, theo Quyết định số 28/2007/QĐ-TTg ngày 28/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ, nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn phải đáp ứng được yêu cầu sát với chức trách, nhiệm vụ, hoạt động thực thi công vụ của từng đối tượng cụ thể, không đào tạo, bồi dưỡng tràn lan. Do đó, nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức tư pháp địa phương cần chú ý đến những đặc thù sau:
- Mang tính nghề nghiệp cụ thể: khơng chỉ cung cấp các kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước mà còn bao gồm các kiến thức về pháp luật chuyên ngành, kỹ năng nghề nghiệp cụ thể, đạo đức, bản lĩnh chính trị đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Mang tính tồn diện: cơ cấu hợp lý giữa lý luận và thực tiễn, gắn lý thuyết với thực hành, giữa bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đạo đức của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ; bổ sung kiến thức liên quan trực tiếp đến chuyên môn nghiệp vụ đồng thời với việc bổ sung các kiến thức bổ trợ như ngoại ngữ, tin học, các kiến thức về hội nhập kinh tế, quốc tế…
- Cơ cấu chương trình và bố trí thời lượng phù hợp với từng đối tượng cơng chức và từng nội dung đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả của việc đào tạo, bồi dưỡng và phù hợp với người học là những người đang đảm nhận cơng tác, chỉ có thể bố trí một thời gian nhất định cho việc học tập, nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức.