Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp địa phương và xây dựng đội ngũ giảng viên đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đào tạo bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 98 - 105)

4 Các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương 1.900 1.750 Chưa tính pháp chế

3.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp địa phương và xây dựng đội ngũ giảng viên đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đào tạo bồi dưỡng

dựng đội ngũ giảng viên đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đào tạo bồi dưỡng

Trước yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập kinh tế, quốc tế thì ngành Tư pháp nói chung và cơ quan tư pháp địa phương ngày càng được giao thêm nhiều nhiệm vụ với yêu cầu cao về chất lượng và tiến độ. Do đó, các cơ quan tư pháp địa phương cần tập trung kiện toàn về tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ được giao trên cơ sở các quy định của pháp luật và điều kiện thực tiễn của địa phương. Xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình làm việc để đưa hoạt động vào nền nếp, có hiệu quả.

Tuyển dụng đúng tiêu chuẩn chức danh công chức: các địa phương có

chính sách tuyển dụng những người đúng chun mơn, nghiệp vụ, đủ tiêu chuẩn về trình độ vào làm việc tại cơ quan tư pháp. Cơ quan tư pháp cấp tỉnh, huyện ưu tiên tuyển dụng những người có bằng cử nhân luật hệ chính quy, được đào tạo cơ bản về làm việc, tạo mơi trường thuận lợi, chính sách đãi ngộ tốt... để đội ngũ này yên tâm gắn bó lâu dài với địa phương. Tư pháp cấp xã cần tuyển dụng những người đã có bằng trung học luật chun trách cơng tác tư pháp. Các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn cần có chính sách gửi học sinh các dân tộc thiểu số đi đào tạo để làm nguồn cơng chức tư pháp.

Bố trí, sắp xếp cán bộ vào vị trí cơng tác phù hợp: bố trí, sắp xếp những

người có trình độ chun mơn và kinh nghiệm cơng tác vào những vị trí cơng tác phù hợp, đồng thời tạo điều kiện để cán bộ, cơng chức có thể phát huy kiến thức, năng lực vào thực tiễn cơng tác. Thơng qua bố trí, sắp xếp vị trí cơng tác để khuyến khích cơng chức tư pháp khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Bản thân mỗi cơng chức cũng cần có định hướng về lĩnh vực chuyên môn cần tập trung nghiên cứu và trang bị kiến thức.

Tạo môi trường làm việc ổn định cho công chức tư pháp: tạo điều kiện

để đội ngũ công chức tư pháp địa phương được làm việc ổn định theo lĩnh vực chuyên trách, hạn chế việc điều động những người có chun mơn hoặc đã qua đào tạo về chuyên môn tư pháp sang lĩnh vực khác hoặc ngược lại. Mở rộng đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp ở cấp xã để bảo đảm nguồn cán bộ thay thế khi có sự thay đổi, điều động, thuyên chuyển.

Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức tư pháp địa phương: Bộ

Tư pháp chỉ đạo cơ quan tư pháp cấp tỉnh thường xuyên tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng về số lượng, chất lượng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cơng chức tư pháp địa phương theo tiêu chí: cấp quản lý (tỉnh, huyện, xã), tiêu chí vùng miền, điều kiện kinh tế xã hội (đô thị, nông thôn, miền núi, vùng sâu xùng xa...). Trên cơ sở kết quả rà soát đánh giá đội ngũ công chức tư pháp địa phương hàng năm, Bộ Tư pháp có biện pháp kiện tồn về cơ cấu tổ chức cơ quan tư pháp địa phương sát với quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức đã được xây dựng.

Về giảng viên

Đội ngũ giảng viên là chủ thể hàng đầu, quyết định chất lượng và hiệu quả tất cả các mặt hoạt động của một cơ sở đào tạo. Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng của ngành Tư pháp chỉ có thể thành cơng nếu các cơ sở đào tạo có một đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Bởi vậy, trong những năm tới, phát triển đội ngũ giảng viên phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở

đào tạo này. Việc phát triển đội ngũ giảng viên cho Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Tư pháp và các cơ sở đào tạo luật khác phải chú trọng phát triển hài hoà các mặt như số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ của giảng viên, đảm bảo sự phát triển cân đối và bền vững của đội ngũ giảng viên trong tương lai. Bên cạnh đó, cần quan tâm cải thiện điều kiện làm việc và tăng cường chế độ đãi ngộ cho các giảng viên, nhằm thu hút và giữ lại những người có năng lực, tâm huyết làm việc và cơng hiến cho nhà trường. Các nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ giảng viên trong những năm tới bao gồm:

- Tăng cường số lượng giảng viên, trọng tâm là xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ về số lượng và mạnh về chất lượng. Các nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu bao gồm:

+ Hàng năm tổ chức thi tuyển giảng viên để đáp ứng đủ số lượng giảng viên theo nhu cầu của nhà trường, đảm bảo tỷ lệ 20 sinh viên/1 giảng viên (quy đổi) theo quy định của Chính phủ.

+ Đặc cách tuyển những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của trường đưa đi đào tạo trên đại học để tạo nguồn kế cận cho đội ngũ giảng viên.

+ Mời các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, nghiên cứu viên, luật sư, chun gia pháp luật có trình độ cao, có phương pháp, kinh nghiệm và tâm huyết với công tác đào tạo về làm cán bộ giảng dạy của nhà trường.

- Tăng cường hợp đồng trao đổi đội ngũ giảng viên thỉnh giảng. Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu, các cơ sở đào tạo này sẽ xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đông đảo, coi đây là lực lượng quan trọng cùng với giảng viên cơ hữu thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật, đồng thời khai thác kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng thực tiễn của đội ngũ này trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy hàng năm và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của các trường. Các giải pháp để phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng bao gồm:

cơ sở đào tạo đến năm 2020 và công bố công khai.

+ Trao đổi giảng viên với các cơ sở đào tạo về pháp luật trong nước. + Mở rộng giao lưu với các trường đại học của các nước để mời các giáo sư của các trường đại học đó, nhất là các giáo sư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, sang giảng dạy tại các trường theo các chương trình trao đổi, liên kết.

+ Mời các thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư, chuyên gia pháp luật, các luật sư nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam, cán bộ quản lý đang cơng tác tại các tồ án, các cơ quan tư pháp, các cơ quan đơn vị hành chính - sự nghiệp và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành cho sinh viên, học viên. Thực hiện biệt phái Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Cơng chứng viên giảng dạy có thời hạn tại Học viện Tư pháp.

+ Có chính sách đãi ngộ thoả đáng và tạo mọi điều kiện về vật chất và thời gian để các giảng viên thỉnh giảng có thể thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu: Chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và uy tín của các trường trong công tác đào tạo luật. Bởi vậy, bên cạnh việc tăng cường số lượng, từng trường phải chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu bằng những giải pháp sau:

+ Áp dụng cơ chế thi tuyển giảng viên rộng rãi để lựa chọn những người có năng lực, trình độ. Ưu tiên những người đã tốt nghiệp ở nước ngồi, thơng thạo ngoại ngữ, có thể giảng dạy bằng tiếng Anh. Đối với Học viện Tư pháp ưu tiên những cán bộ có chức danh tư pháp đang cơng tác tại các cơ quan tư pháp.

+ Bố trí cán bộ, giảng viên phù hợp với năng lực và sở trường của từng người. Có cơ chế khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ cán bộ, giảng viên.

hữu (như giảm giờ giảng lý thuyết, tăng cường khai thác đội ngũ giảng viên thỉnh giảng…), áp dụng chế độ nghỉ phép định kỳ bắt buộc để họ có thời gian đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, trau dồi nghiệp vụ và tham gia hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các giảng viên trẻ đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và nước ngồi, nhất là ở các nước phát triển. Có chính sách hỗ trợ hợp lý đối với những người đi học thạc sĩ hoặc nghiên cứu sinh.

+ Khuyến khích giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ tham gia vào hoạt động xây dựng, phản biện chính sách, pháp luật (trước hết là các hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp và các cơ quan Tư pháp, Tòa án, Kiểm sát,…), tham gia hoạt động tư vấn và thực hành nghề luật để có thêm kiến thức thực tiễn phục vụ cơng tác giảng dạy. Về lâu dài, lấy việc tham gia hoạt động thực tiễn và kiến thức thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật là một tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của các giảng viên chuyên ngành luật.

+ Chú trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho giảng viên. Thường xuyên mở các khoá học về phương pháp giảng dạy, ngoại ngữ, tin học tại trường để nâng cao trình độ cho giảng viên. Cử giảng viên, đặc biệt là giảng viên tiếng Anh, tham gia các khoá học ngoại ngữ ở nước ngồi.

+ Khuyến khích sử dụng tiếng Anh trong công việc và giao tiếp, tiến tới đưa tiếng Anh trở thành ngơn ngữ làm việc chính thức bên cạnh tiếng Việt. Khuyến khích giảng viên soạn bài và giảng dạy bằng tiếng Anh.

+ Khuyến khích các giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế các chương trình, sản phẩm giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Mục đích quan trọng là bảo đảm cho các cơ sở đào tạo của ngành Tư pháp có thể thu hút, giữ chân các cán bộ xuất sắc nhằm xây dựng, lãnh đạo và phát triển nhà trường. Từ đó địi hỏi phải có chính sách nhân lực như tuyển dụng, bổ nhiệm, tiền lương,… để phát triển đội ngũ cán bộ nhà trường. Điều kiện làm việc thuận tiện và chế độ đãi ngộ thoả đáng chính là biện pháp tốt nhất để thu hút người tài và khuyến khích đội ngũ giảng viên chuyên tâm vào công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Các cơ sở đào tạo cần áp dụng những biện pháp đãi ngộ dưới đây đối với đội ngũ giảng viên:

+ Đảm bảo đủ diện tích và phương tiện làm việc tại trường cho các giảng viên. Đến năm 2020, tất cả các giáo sư và phó giáo sư, tiến sĩ đều phải có phịng làm việc độc lập, giảng viên phải được bố trí diện tích làm việc phù hợp với đầy đủ trang thiết bị.

+ Xây dựng định mức lương và chế độ đãi ngộ phù hợp để giảng viên, nhất là những người trẻ tuổi, n tâm cơng tác, phát huy trí tuệ và năng lực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển nhà trường.

+ Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Động viên kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích trong cơng tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm nội quy, quy chế nhà trường, vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

+ Khảo sát, nắm thực trạng đội ngũ giảng viên: Tiến hành khảo sát, nắm

thực trạng về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên bao gồm cả giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng...Trên cơ sở đó có kế hoạch phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu tại các trường Đại học Luật, Học viện Tư pháp bằng cách tuyển dụng, tiếp nhận hoặc gửi đi đào tạo những người có trình độ chun mơn, có năng lực nghiên cứu, phương pháp giảng dạy tốt. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và các kiến thức chuyên ngành cho đội ngũ giảng viên này. Đồng thời tăng kiến thức thực tiễn của họ bằng cách tổ chức đi thực tế, khảo sát tại các địa phương trong cả nước.

Phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức tại các Đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp, Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh từ nguồn các cơng chức có trình độ chun mơn, có kinh nghiệm trong quản lý và thực thi công tác tư pháp địa phương. Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn về nội dung, chương trình, tài liệu và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên kiêm nhiệm này.

Quy định việc tham gia đào tạo bồi dưỡng công chức tư pháp địa phương như một nhiệm vụ bắt buộc đối với những người có trình độ, có kiến thức chun mơn nghiệp vụ vững vàng và có thâm niên cơng tác tại các cơ quan tư pháp Trung ương và địa phương. Có chính sách tích cực thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm trên mọi lĩnh vực tham gia vào quá trình biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu và giảng dạy tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp địa phương.

Chế độ chính sách đối với giảng viên: Cải tiến chế độ chính sách đối với

giảng viên đặc biệt là những người tham gia giảng dạy, bồi dưỡng cho công chức tư pháp ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa điều kiện ăn ở đi lại khó khăn.

Phát triển đội ngũ giảng viên tại cơ sở: Các địa phương cần có kế hoạch

xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên từ nguồn các công chức được đào tạo cơ bản, có trình độ chun mơn sâu và có kinh nghiệm thực tiễn vào cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức tư pháp địa phương mình. Có kế hoạch đưa đội ngũ cơng chức này đi đào tạo, tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và thường xuyên cập nhật các văn bản, kiến thức, kỹ năng mới.

Các địa phương cần chủ động trong việc mời giảng viên thỉnh giảng từ các cơ quan tư pháp, cơ sở đào tạo để giảng dạy tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng cơng chức tư pháp địa phương mình. Có chính sách và chế độ đãi ngộ phù hợp về thù lao, tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí, xắp xếp cơng việc cho những cơng chức kiêm nhiệm công tác giảng dạy.

Hợp tác đào tạo với các tổ chức quốc tế: Tranh thủ thu hút sự ủng hộ của

uy tín của một số nước trên thế giới đang hoạt động ở Việt Nam và ở địa phương

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w