THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO,BỒI DƯỠNG

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 45 - 48)

Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức tư pháp địa phương có sự gắn kết chặt chẽ với hệ thống các cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật và các chức danh Tư

pháp của nước ta, với đặc thù là mãi đến năm 1976 mới có Khoa Luật đầu tiên thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tiến hành tuyển sinh đào tạo luật phục vụ cho nhu cầu của các cơ quan nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khi thống nhất đất nước. Tuy nhiên, qua hơn 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, các Bộ, ngành và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành Tư pháp ở nước ta đã có những tiến bộ quan trọng. Số lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khơng ngừng tăng lên, từ chỗ chỉ có một số ít cơ sở đào tạo luật, đến nay đã hình thành mạng lưới gồm 22 cơ sở, trong đó có 3 trường đại học và 16 khoa, viện có chức năng đào tạo ngành luật, 03 Trường trung cấp luật và Học viện Tư pháp. Hệ thống các cơ sở đào tạo này phân bố phần lớn ở các đô thị, địa bàn đông dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho người học và gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực, phần nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội; có năng lực đào tạo cán bộ pháp luật thuộc nhiều trình độ, từ trung cấp đến đại học, trên đại học luật và đào tạo nghề nghiệp chức danh tư pháp; hình thức đào tạo cũng ngày càng được mở rộng với các loại hình đào tạo chính quy, vừa học vừa làm (tại chức cũ), đào tạo từ xa; chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo cũng có nhiều cải tiến so với trước đây. Chính vì vậy, chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật và các chức danh tư pháp ở một số cơ sở đào tạo lớn cũng có những tiến bộ rõ rệt. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học luật được đào tạo từ các cơ sở trong nước đã có những đóng góp đáng kể cho cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ đông đảo các nhà giáo có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chun mơn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, có tâm huyết với sự nghiệp đào tạo luật.

- Về quy mô và chất lượng đào tạo: Quy mô đào tạo luật và các chức danh Tư pháp không ngừng phát triển. Khi mới thành lập, các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng quy mô khoảng vài trăm cử nhân đại học và cao đẳng pháp lý,

đến nay quy mô đào tạo khoảng 3.500 đến 4.000 sinh viên luật hệ chính quy một năm. Bên cạnh đó, quy mơ đào tạo các cấp, bậc học (trung cấp, thạc sĩ, tiến sĩ, các chức danh tư pháp) với nhiều hình thức khác nhau (chính quy, vừa học vừa làm, văn bằng 2, liên thông) cũng ngày càng được mở rộng (với mức tăng trung bình 5%/năm). Chỉ tính riêng kết quả đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội từ khi thành lập đến nay cho thấy nhà trường đã đào tạo được hơn 78.000 cán bộ pháp luật, trong đó có hơn 80 tiến sĩ, hơn 730 thạc sĩ, quy mô hiện tại của Trường là 16.984 học viên, trong đó có 47 nghiên cứu sinh, 285 học viên cao học, 6.100 sinh viên đại học hệ chính quy, 1.300 sinh viên hệ đại học văn bằng hai, 8.400 sinh viên đại học hệ vừa làm vừa học và 954 học sinh trung cấp luật. Các cơ sở đào tạo luật và các chức danh tư pháp của trong cả nước đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nhờ vậy chất lượng nguồn nhân lực ngành Tư pháp từng bước được nâng cao, được các cơ quan, doanh nghiệp và xã hội đánh giá có kiến thức luật cơ bản và phần nào đáp ứng công việc được giao nhưng còn yếu về các kiến thức bổ trợ, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học, thiếu kỹ năng và phương pháp làm việc.

- Về giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy: Các cơ sở đào tạo luật và các chức danh Tư pháp đã biên soạn và xuất bản nhiều bộ giáo trình hệ đại học, giáo trình hệ trung cấp, các tài liệu đào tạo, bồi dưỡng các chức danh Tư pháp, các sách tham khảo và nhiều ấn phẩm khác. Ngoài ra, các bộ câu hỏi, bài tập tình huống, danh mục đề tài nghiên cứu khoa học cùng hồ sơ môn học cũng đã được xây dựng cho từng môn học. Đặc biệt, Trường Đại học Luật Hà Nội là cơ sở đào tạo luật đầu tiên hoàn thành biên soạn và xuất bản hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo dành cho các mơn học của hệ đại học và hệ trung cấp. Giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội được đánh giá tốt về nội dung và được nhiều cơ sở đào tạo luật khác dùng làm tài liệu giảng dạy chính thức. Tuy hoạt động đào tạo nghề cho các chức danh tư pháp còn khá mới mẻ nhưng Học viện Tư pháp đã xây dựng đầy đủ hệ thống giáo trình để phục vụ cho hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp.

- Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, giảng viên: Đội ngũ cán bộ, giảng viên của các cơ sở đào tạo luật cũng có sự phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Song song với việc củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu, các cơ sở đào tạo luật bước đầu đã thiết lập được mạng lưới cộng tác viên, giảng viên thỉnh giảng từ các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý và các trường đại học trong và ngoài nước. Theo số liệu thống kê cho thấy, chỉ tính riêng Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay có 260 giảng viên cơ hữu, trong đó có khoảng trên 100 giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ; khoảng 70 giảng viên thỉnh giảng là giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ thuộc các cơ quan trong nước và quốc tế. Đồng thời, các cơ sở đào tạo luật đã khuyến khích cán bộ, giảng viên học tập trong và ngồi nước nhằm nâng cao trình độ, đã chủ động thu hút nguồn cán bộ có năng lực chun mơn cao, đáp ứng u cầu giảng dạy học tập.

Một phần của tài liệu Ths luat học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 45 - 48)