Quản lý hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 (Trang 26 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm

Như đã phân tích (ở các mục 1.2.1, 1.2.2. 1.2.3); song hành với quản lý dạy học, giáo dục, việc Quản lý học tập trải nghiệm phản chiếu là một quá trình hợp lý giáo dục của trường học, được đặc trưng bởi các kinh nghiệm, phản chiếu về trải nghiệm đó và sau đó hình thành các khái niệm dựa trên những phản chiếu và kiến thức đã tồn tại trước đó. Để quản lý tốt Quy trình giáo dục này, các nghiên cứu cho thấy, các chủ thể GV, HS tham gia vào trải nghiệm và tìm ra kiến thức giải quyết vấn đề theo cách mới. Thực hiện giải quyết vấn đề trong tình huống tương tự để đánh giá kiến thức vừa được hình thành thì vai trị của nhà giáo dục có tính định hướng và dẫn dắt. Do vậy, Quản lý HĐTN là một quá trình sư phạm đặc thù. Mỗi một trải nghiệm đều bắt đầu bằng một kinh nghiệm trước đó, sau đó phản ánh lại trải nghiệm, tình huống rồi hình thành khái niệm và kiến thức có sẵn, rút ra kinh nghiệm tiếp theo.

Trọng tâm của quản lý HĐTN chính là quản lý chất lượng các HĐTN bao gồm các thành tố quản lý: Mục tiêu, chương trình, nội dung, các hình thức và

phương pháp tổ chức, kiểm tra đánh giá HĐTN của học sinh theo yêu cầu của Chương trình GDPT.

Trong luận văn này, tác giả tiếp cận các chức năng quản lý HĐTN là quá trình tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến đối tượng quản lý HĐTN và các lực lượng giáo dục khác để tiến hành tổ chức các HĐTN theo mục tiêu, nội dung theo chương trình 2018 quy định, thơng qua các chức năng quản lý của Hiệu trưởng như lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá thực hiện HĐTN theo yêu cầu chương trình GDPT 2018;

Như vậy, Quản lý quản lý HĐTN là quá trình tác động của Hiệu trưởng nhà trường đến tập thể giáo viên và học sinh được tiến hành trong và ngoài giờ lên lớp theo yêu cầu chương trình kế hoạch đã đề ra nhằm đạt mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách, phẩm chất và năng lực người học (5 phẩm chất và 10 năng lực).

Quản lý HĐTN ở trường tiểu học thực chất là công việc quản lý dạy học, giáo dục của người Hiệu trưởng và tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường theo quan điểm mới, hiện đại được tiếp cận dựa vào năng lực thông qua hệ thống các mục tiêu, nội dung, phương thức giáo dục, quá trình giáo dục, quản lý về kế hoạch, đội ngũ, CSVC, công tác kiểm tra, đánh giá; Đồng thời, q trình này cần có sự phối hợp chặt chẽ bởi các lực lượng giáo dục bên trong và bên ngoài của trường tiểu học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w