Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 (Trang 76 - 77)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Việc nghiên cứu, lựa chọn các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 cần đảm bảo được các nguyên tắc căn bản/chủ yếu đó là: nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục cấp tiểu học; tính đồng bộ, kế thừa; nguyên tắc phù hợp, khả thi với điều kiện thực tiễn địa phương.

3.1.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học

Mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học được qui định rõ trong Luật Giáo dục sửa đổi 2019; là kim chỉ nam cho mọi biện pháp đề xuất, bởi mục tiêu tổ chức học định hướng cho quá trình tổ chức giáo dục trong nhà trường. Mục tiêu giáo dục là kết quả tổ chức các hoạt động thể hiện trên học sinh được hình dung trước. Mục tiêu chung nhất là giáo dục hình thành và phát triển tồn diện nhân cách cho học sinh, phát triển được những phẩm chất, năng lực định hình giá trị “chân dung” người học để lớn lên các em trở thành người có ích cho xã hội.

3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ, kế thừa

Tính đồng bộ và kế thừa thể hiện các biện pháp đề xuất cần có sự liên kết với nhau nhau tạo thành một thể thống nhất. Kế thừa những thành quả đã đạt được về quản lý hoạt động trải nghiệm/hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương trong những năm qua.

Mặt khác, hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học hiện nay cũng phải tuân thủ nguyên tắc tính hệ thống và kế thừa các hình thức giáo dục ngồi giờ lên lớp theo chương trình giáo dục 2006; là yếu tố đảm bảo cho tác động quản lý được tiến hành một cách logic. Đồng thời, các biện pháp đề xuất phải giải quyết được nhóm các nguyên nhân về những hạn chế/thách thức trong quản lý hoạt động

trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 hiện nay.

3.1.3. Đảm bảo phù hợp, khả thi với thực tiễn địa phương

Các biện pháp tổ chức HĐTN cần được nghiên cứu kỹ lưỡng sao cho phù hợp, khả thi với nội dung chủ đề, vừa sức với học sinh. Vừa là gợi ý về hình thức thực hiện HĐTN như hiện thực hóa các chủ đề: Sân khấu hóa, trong sinh hoạt lớp nhằm giúp giáo viên các trường vận dụng sáng tạo thêm những hình thức phù hợp để tổ chức đạt hiệu quả cao nhất cho hoạt động giáo dục của mình, đáp ứng nhu cầu và mục tiêu giáo dục đặt ra, đó là:

- Quản lý hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy năng lực tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề nào ở thực tiễn địa phương;

- Quản lý hoạt động trải nghiệm tốt, tạo những cơ hội về kiến thức, kỹ năng trong thực tế cuộc sống, tạo ra những sản phẩm ý nghĩa gì phù hợp;

- Quản lý hoạt động trải nghiệm tốt sẽ tác động tới quá trình định hướng nghề nghiệp cho tương lai như thế nào;

Đồng thời, các biện pháp đề xuất phải đảm bảo được tính hiệu quả, tức là thời gian tổ chức là ít nhất, chi phí là thấp nhất nhưng hiệu quả đạt được là cao nhất, giúp giáo viên các trường tiểu học phát triển được năng lực của mình đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 (Trang 76 - 77)