8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học
2.3.1. Nhận thức những điểm mới về mục tiêu, yêu cầu của hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp
hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học trong chương trình GDPT 2018
2.3.1.1. Nhận thức điểm mới về mục tiêu của HĐTN
Tác giả tiến hành thu thập, xử lý phiếu trưng cầu (Phiếu số 1,2) từ 123 ý kiến giáo viên và 45 ý kiến của cán bộ QLGD các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương về nhận thức những điểm mới về mục tiêu của hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học trong chương trình GDPT 2018 (Bảng 2.5):
TT Mục tiêu của HĐTN cấp tiểu học Đối tượng Mức độ đánh giá (%) ∑ X Rất cần thiết Cần thiết Phân vân Chưa cần thiết 1.
Hình thành cho HS thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động
GV 44.7 39.0 16.3 0.0 123 3,28
CBQL 40.0 48.9 11.1 0.0 45 3,29
2.
Thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà cũng như ở trường, tuân thủ các nội quy, quy định
GV 35.8 43.9 17.9 2.4 123 3,13
CBQL 44.4 51.1 4.4 0.0 45 3,27
3.
Biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân, hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa GV 36.6 47.2 13.0 3.3 123 3,17 CBQL 26.7 62.2 11.1 0.0 45 3,16 4. Có ý thức hợp tác nhóm, hình thành năng lực giải quyết vấn đề trong q trình hoạt động
GV 31.7 51.2 13.0 4.1 123 3,11 CBQL 33.3 57.8 8.9 0.0 45 3,24
Tổng hợp GV 37.2 45.3 15.0 2.4 123 3,17
CBQL 33.3 55.0 11.7 0.0 45 3,25
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả
Kết quả xử lý số liệu trưng cầu là tương đối thống nhất về nhận thức điểm mới của mục tiêu của HĐTN cho HS Tiểu học: ĐTBCBQL = 3,25 (xếp loại Tốt) > ĐTBGV = 3,17 (xếp loại Khá). Số liệu ở bảng 2.5 còn cho biết:
a) Nhận thức của đội ngũ GV về những điểm mới của mục tiêu HĐTN cho học sinh tiểu học xuất phát từ mục tiêu giáo dục của chương trình GDPT 2018; yêu cầu chức năng và nhiệm vụ hoạt động trải nghiệm, cụ thể:
(1) “Hình thành cho HS thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hằng
ngày, chăm chỉ lao động” ở mức rất cần thiết 44,7%, cần thiết 39%, phân vân là
18,4% và chưa cần thiết là 1,0% với giá trị X = 3,28. Đây là nội dung được đánh giá cao nhất ở mức rất cần thiết.
(2) “Thực hiện trách nhiệm của người HS ở nhà cũng như ở trường, tuân thủ
các nội quy, quy định” ở mức rất cần thiết 35,8%, cần thiết 43,9%, phân vân là
17,9% và chưa cần thiết là 2,4% với giá trị X = 3,13.
(3) “Biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi
giao tiếp ứng xử có văn hóa” ở mức rất cần thiết 36,6%, cần thiết 47,2%, phân vân
là 13,0% và chưa cần thiết là 3,3% với giá trị X = 3,17.
(4) “Có ý thức hợp tác nhóm, hình thành năng lực giải quyết vấn đề trong
quá trình hoạt động” ở mức rất cần thiết 31,7%, cần thiết 51,2%, phân vân là
13,0% và chưa cần thiết là 3,3% với giá trị X = 3,11.
b) Nhận thức của đội ngũ CBQL các trường (gồm: Hội đồng Trường, Ban giám hiệu, các tổ chức đồn thể và Tổ trưởng/phó chun mơn) khá tương đồng với nhận thức của ĐNGV về những điểm mới của mục tiêu HĐTN cho học sinh tiểu học; tuy nhiên ĐTBCBQL = 3,25 (xếp loại Tốt) có phần cao hơn nhận thức của của đội ngũ GV
Lý do, đa số CBQL đã được tập huấn để triển khai chương trình GDPT 2018, nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò của HĐTN trong trường tiểu học được xuyên suốt trong chương trình các mơn học giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú...
Qua trao đổi với một số GV, CBQL các trường tiểu học Vĩnh Hồng, Vĩnh Hưng,Thái Dương, Tân Hồng, Kẻ Sặt họ cho biết, sau 2 năm thực hiện ở lớp 1 và lớp 2, các trường triển khai còn gặp nhiều lúng túng. Cũng do đại dịch Covid 19 nên việc tổ chức các hoạt động “Thực hiện trách nhiệm của người HS” hình thành những hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa chưa được tổ chức thường xuyên mà chỉ thông qua các bài học trong nhà trường. Kết quả khảo sát bảng 2.5, được minh họa biểu đồ 2.2:
Biểu đồ 2.1: Nhận thức điểm mới về mục tiêu của HĐTN cho học sinh các
trường Tiểu học huyện Bình Giang, Hải Dương
2.3.1.2. Tổ chức triển khai thực hiện các yêu cầu HĐTN cho HS Tiểu học
Bảng 2.6: Mức độ triển khai theo yêu cầu của HĐTN cho HS Tiểu học
TT Yêu cầu của HĐTN Đối
tượng Mức độ đánh giá (%) ∑ X Thực hiện tốt Thực hiện khá Thực hiện TB Cịn yếu 1. Hình thành và phát triển 5 phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm)
GV 34.1 48.8 13.8 3.3 123 3,14
CBQL 33.3 48.9 11.1 6.7 45 3,09
2.
Hình thành và phát triển 3 năng lực chung (tự chủ, giao tiếp và hợp tác,giải quyết vấn đề và sáng tạo) GV 35.0 45.5 17.1 2.4 123 3,13 CBQL 35.6 42.2 17.8 6.7 45 3,11 3. Hình thành và phát triển 3 nhóm năng lực đặc thù của HĐTN (thích ứng, thiết kế hoạt động, định hướng nghề nghiệp) GV 36.6 44.7 17.1 1.6 123 3,16 CBQL 31.1 57.8 11.1 0.0 45 3,20 Tổng hợp GV 35.2 46.3 16.0 2.4 123 3,14 CBQL 12.2 17.9 4.3 2.2 45 3,13
Qua kết quả khảo sát bảng 2.6 cho thấy ĐTB chung của CBQL và giáo viên lần lượt là 3.14, 3.13. Trong đó, u cầu “Hình thành và phát triển 3 nhóm năng lực đặc thù của HĐTN (thích ứng, thiết kế hoạt động, định hướng nghề nghiệp)” nhận được đánh giá cao nhất của cả CBQL và giáo viên, ĐTBCBQL= 3.20, ĐTBGV = 3.16 xếp bậc 1/3; và ĐTB về mức độ triển khai HĐTN cho HS Tiểu học dao động trong khoảng từ 3.09 đến 3.20, chứng tỏ mức độ đánh giá triển khai thực hiện của các khâu tổ chức HĐTN đang ở mức khá:
Biểu đồ 2.2: Mức độ triển khai theo yêu cầu của HĐTN cho học sinh các
trường Tiểu học huyện Bình Giang, Hải Dương
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy thực tiễn các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã quan tâm, tập trung thực hiện theo mục tiêu, yêu cầu Chương trình GDPT 2018, coi đây là hoạt động góp phần hình thành và phát triển chân dung người học sinh phổ thông với 5 phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm); 3 năng lực chung (tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) và 3 năng lực đặc thù của HĐTN (thích ứng, thiết kế hoạt động, định hướng nghề nghiệp) cho học sinh cấp tiểu học đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.