8. Cấu trúc luận văn
2.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh
học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018
2.5.1. Điểm mạnh
1) Đội ngũ GV và cán bộ QLGD đã nhận thức đúng đắn về môn học HĐTN là một môn học được xây dựng trên quan điểm “Học đi đôi với hành”, được kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội đáp ứng mục tiêu giáo dục. Kết quả là sau hai năm thực hiện HĐTN cho lớp 1, lớp 2 (gồm Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên), học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương mạnh dạn, tự tin, chủ động trong các loại hình tổ chức HĐTN.
2) Việc chương trình HĐTN giao quyền tự chủ trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, thiết kế bài soạn cho giáo viên, được các CBQL, giáo viên đánh giá là “chìa khóa” giúp “mở cửa” việc dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện đặc thù của nhà trường, học sinh. Đây cũng là tiền đề giúp thầy cô thuận lợi khi phải điều chỉnh HĐTN để ứng phó với dịch Covid-19 trong 2 năm vừa qua.
3) Phịng GDĐT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương cũng tích cực triển khai nhiều kế hoạch sinh hoạt chuyên môn liên trường, tạo điều kiện để giáo viên trao đổi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi trường sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để thiết kế nội dung chuyên đề HĐTN theo hướng tích hợp được chia sẻ, phản ánh vướng mắc, khó khăn và cùng tìm giải pháp tháo gỡ.
4) Sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực học sinh: một số trường tiểu học trên tồn huyện trước đó có những hoạt động như ngồi giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa đến nay chuyển hướng tổ chức HĐTN; tập trung vào các hoạt động rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương. Qua đó, từng bước đã tạo được sự chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng HĐTN cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
2.5.2. Hạn chế
1) Hoạt động trải nghiệm là mơn học hồn tồn mới đối với giáo viên; song việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cịn ngắn/ít, thời gian kinh nghiệm dạy học tổ chức HĐTN cho học sinh lớp 1, 2 về 3 hoạt động (Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên) còn khá mới mẻ. Mặc dù các trường tiểu học huyện Bình Giang đã được trao quyền chủ động lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương, tuy nhiên không tránh khỏi những lúng túng trong tổ chức thực hiện.
2) Việc xây dựng Khung kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 cịn khó khăn, cụ thể: chưa hướng dẫn cho giáo viên xây dựng kế hoạch có sự tham gia của học sinh và ý kiến đóng góp của CMHS, có sự thống nhất chỉ đạo chung của nhà trường.
3) Việc thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học vẫn cịn mang tính hình thức, chưa thực chất và hiệu quả chưa cao. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên và cán bộ QLGD các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 cịn hạn chế.
4) Cán bộ quản lý và giáo viên chưa sẵn sàng, chủ động tuyên truyền kế hoạch HĐTN vào đầu năm học, phân tích rõ những ích lợi khi học sinh tham gia HĐTN theo chủ đề. Bên cạnh đó, sự phối hợp với các lực lượng giáo dục địa phương chưa cụ thể như: lập kế hoạch cụ thể, chi tiết đầy đủ về thời gian, địa điểm,
đặc biệt là kinh phí HĐTN cả năm học cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018.
5) Một số trường tiểu học trong Huyện, cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho việc dạy 2 buổi/ngày cũng như điều kiện về sân bãi, sự an toàn cho học sinh trong hoạt động trải nghiệm nên còn nhiều hạn chế. Hai năm qua, tình hình dịch bệnh, việc thực hiện các HĐTN định kì theo chủ đề (tham quan dã ngoại, tổ chức sự kiện, hoạt động thiện nguyện..) cịn gặp khó khăn.
2.5.3. Nguyên nhân
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động và quản lý HĐTN cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 hiện nay là chưa đồng đều về mức độ thực hiện và kết quả, hiệu quả đạt được giữa các nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu của 5 hạn chế trên, đó là:
1) Năng lực của giáo viên và cán bộ QLGD về tổ chức/chỉ đạo HĐTN các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo u cầu chương trình GDPT 2018 cịn hạn chế như: thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình mơn HĐTN; chỉ đạo kiểm tra đánh giá HĐTN, cách ghi chép học bạ phải cụ thể, mô tả được năng lực của từng cá nhân học sinh.
2) Các trường tiểu học chưa tích hợp đầy đủ Khung kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 vào kế hoạch năm học;
3) Cơng tác phối hợp tổ chức thực hiện qui trình hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 chưa đồng bộ như: đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh, các thành viên trong nhà trường và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm;
4) Công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để thiết kế giáo án môn HĐTN cho học sinh tiểu học theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 cịn khó khăn như: Thiết kế qui trình HĐTN theo chủ đề, bài soạn;
xây dựng kế hoạch HĐTN cụ thể của môn học trên cơ sở linh hoạt giữa môn học với môn học, giữa lớp học này và lớp học khác, có sự bàn bạc, thống nhất với cha mẹ học sinh.
5) Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực tổ chức HĐTN cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 cịn khó khăn như: Tài liệu giáo dục địa phương theo chương trình GDPT 2018 đang trong thời gian hồn thiện; cơng tác huy động xã hội hóa rất khó, đơi lúc dẫn đến tình trạng hiểu nhầm là lạm thu; chưa thống nhất về các cơng trình, di tích, các nơi các em đến để đảm bảo tính thuận lợi, an tồn có ý nghĩa lịch sử và tính nhân văn sâu sắc…
6) Công tác chỉ đạo kiểm tra đánh giá HĐTN, cần bám sát TT 27/2020, để nội dung đánh giá HĐTN ngắn gọn, không rườm rà, đơn giản về hồ sơ; nhất quán tiêu chí trong đánh giá; cách ghi chép học bạ cần cụ thể, lời nhận xét mô tả được năng lực của từng cá nhân học sinh. Do vậy, kiểm tra, đánh giá các HĐTN phải đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, rõ ràng áp dụng Thông tư 27/2020 trong việc đánh giá.
Tiểu kết Chương 2
Dựa vào cơ sở lý luận Chương 1, nhiệm vụ của Chương 2 của luận văn là đánh giá (1) thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 với 29 tiêu chí (từ bảng 2.5 đến bảng 2.10); (2) thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 với 27 tiêu chí (từ bảng 2.11 đến bảng 2.15) và (3) đánh giá mức độ của 6 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 với 06 tiêu chí (bảng 2.16).
Bằng cơng cụ SPSS, hỗ trợ của CNTT, kết quả xử lý, phân tích, so sánh các nội dung/tiêu chí về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 là có sự đồng nhất giữa số liệu định lượng, định tính và phỏng vấn về thực trạng khảo sát. Tác giả đã phân tích kết quả khảo sát, đưa ra được nhận định về: 6 điểm mạnh/ cơ hội và phân tích chuỗi các nguyên nhân của 6 hạn chế/ thách thức về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018.
Kết quả nghiên cứu của Chương 2 là cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 sẽ được trình bày trong Chương 3.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG
THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018