Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 (Trang 103 - 104)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Các biện pháp trình bày Chương này đã thể hiện:

Căn cứ vào mức độ yêu cầu HĐTN cho HS Tiểu học; theo trình tự của quá trình nhận thức của học sinh; Các biện pháp đã đề cập tới vai trò của Hiệu trưởng, giáo viên tổ chức phân bậc từng hoạt theo từng nấc thang HĐTN, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến phức hợp, từ cụ thể đến trừu tượng và ngược lại..Nhờ vậy, các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, giáo viên dễ dàng điều khiển quá trình tổ chức trải nghiệm ở các trường tiểu học hiện nay khi triển khai Chương trình GDPT 2018. Các biện pháp Luận văn cũng đã thể hiện các nguyên tắc:

Thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học: Bảo đảm đầy đủ các hoạt động trải

nghiệm trong chương trình, sách giáo khoa; để sau khi thực hiện xong các hoạt động thì có đủ các điều kiện để trải nghiệm. Khơng được bỏ sót hoạt động trải nghiệm nào theo u cầu chương trình;

Tính đồng bộ, kế thừa: Mỗi hành động, thao tác của hoạt động trải nghiệm

phải có mục đích rõ ràng. Hoạt động trải nghiệm khơng có mục đích thì chẳng có sản phẩm gì.. Khi ấy ta gọi là hoạt động nửa vời, lãng phí cơng sức GV và HS;

Phù hợp, khả thi với thực tiễn địa phương: Cần đặc biệt lưu ý các hoạt động

giúp cho học sinh: Thực tiễn hóa vấn đề; Nêu và giải quyết vấn đề; Phát hiện - tìm tịi; Phân tích; Khái qt hóa; Trừu tượng hóa; Kiểm tra, đánh giá kết quả, giúp HS điều chỉnh nội dung và cách trải nghiệm, phát triển những ý tưởng mới.

Như vậy, việc đề xuất biện phát đảm bảo các nguyên tắc, biện pháp sau bổ sung cho biện pháp trước và có sự tác động hỗ trợ nhau trong một chỉnh thể thống nhất, Đó là ý nghĩa về mối quan hệ giữa các biện pháp. Cụ thể:

BP 1. Tổ chức bồi dưỡng năng lực hoạt động trải nghiệm cho giáo viên và cán bộ QLGD

BP 2. Xây dựng Khung kế hoạch hoạt động trải nghiệm năm học ở các trường tiểu học.

BP 3. Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để thiết kế giáo án môn hoạt động trải nghiệm theo đúng kế hoạch và hướng theo mục tiêu đã đề ra.

BP 4. Khai thác và sử dụng các nguồn lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

BP 5. Phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh;

BP 6. Kiểm tra, đánh giá các HĐTN sẽ giúp cho việc nhận định kết quả HĐTN để tác động tích cực sự phát triển các phẩm chất, nhân cách, kiến thức, kỹ năng, năng lực của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.

Các biện pháp đề xuát vừa là điều kiện cần, và đủ để đảm bảo cho quá trình thực hiện HĐTN cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018 hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w