Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học theo yêu cầu chương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 (Trang 37 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học theo

1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học theo yêu cầu chương

chương trình giáo dục phổ thơng 2018

1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho họcsinh trường tiểu học theo yêu cầu chương trình giáo dục sinh trường tiểu học theo u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Kế hoạch HĐTN được xây dựng tích hợp trong kế hoạch dạy học, giáo dục của mỗi GV, các tổ nhóm chun mơn rồi được tổng hợp thành kế hoạch chung của Trường.

1.4.1.1. Qui trình các bước xây dựng kế hoạch HĐTN

- Nghiên cứu kế hoạch HĐTN cho học sinh trường tiểu học của Bộ, Sở GD- ĐT, đánh giá điều kiện nguồn lực của nhà trường;

- Lập dự thảo kế hoạch HĐTN (mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động/chủ đề cho từng tháng/học kỳ/cả năm học;

- Tham khảo ý kiến đóng góp của tổ trưởng chun mơn, GV, đồn thể với bản dự thảo kế hoạch HĐTN;

- Thống nhất kế hoạch HĐTN cho học sinh trường tiểu học theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 trong tồn trường;

- Tổ/Khối chuyên môn, GV và GVCN xây dựng kế hoạch HĐTN cho học sinh trường tiểu học theo u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

- Hiệu trưởng phê duyệt và Ban hành kế hoạch HĐTN.

1.4.1.2. Yêu cầu, nội dung cơ bản của Kế hoạch HĐTN nhà trường

Kế hoạch HĐTN đảm bảo tính khoa học, có tính khả thi cao; cấu trúc nội dung bản KH theo qui định của Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo. Sau đây là những nội dung cơ bản của Bản kế hoạch HĐTN cho học sinh ở trường tiểu học theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 cần đạt được:

1) Nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm

- Chương trình Hoạt động trải nghiệm quy định 3 mạch nội dung đối với lớp 1: Hoạt động hướng vào bản thân, HĐ hướng đến xã hội, HĐ hướng đến tự nhiên và

4 mạch nội dung đối với lớp 2, 3,4.5: Hoạt động hướng vào bản thân, HĐ hướng đến xã hội, HĐ hướng đến tự nhiên và HĐ hướng nghiệp.

- Chương trình GDPT 2018 quy định, Hoạt động trải nghiệm tích hợp nội dung giáo dục của địa phương bao gồm: những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, kinh tế, xã hội, mơi trường, hướng nghiệp...

2) Các loại hình, quy mơ, địa điểm tổ chức Hoạt động trải nghiệm

- HĐTN được tổ chức thực hiện với 4 loại hình hoạt động chính gồm: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động Câu lạc bộ (Tự chọn)

- HĐTN được tổ chức theo các kiểu quy mơ: tổ nhóm, lớp học, khối lớp hoặc toàn trường.

- HĐTN được tổ chức trong và ngoài lớp học (trường học)

3) Kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm

- Hoạt động trải nghiệm được quy định 105 tiết/năm học, trong đó: Sinh hoạt dưới cờ: 35 tiết (nhóm lớn, quy mơ trường); Sinh hoạt lớp: 35 tiết (nhóm lớn, quy mơ lớp học); Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ: 35 tiết (quy mơ lớp học, nhóm lớp học) .

Nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong bốn loại hình hoạt động chủ yếu đã nêu ở mục 1.2 và nằm trong tổng thời lượng thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm.

Tùy theo nội dung và quy mô của từng hoạt động cụ thể, nhất là tổ chức ở quy mô khối lớp, quy mô trường việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm cần phải có sự tham gia, phối kết hợp của nhiều lực lượng giáo dục: Lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách đội, giáo viên dạy các môn chuyên (Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục Thể chất…), các tổ chức đoàn thể, xã hội, cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm,...

Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngồi lớp học, trường học khuyến khích cha mẹ học sinh và đề nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng tham gia tổ chức và quản lý với giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường.

Giáo viên chủ nhiệm được phân cơng là người chủ trì đồng thời chịu trách nhiệm chính việc trong việc đánh giá kết quả học tập Hoạt động trải nghiệm đối với mỗi học sinh của lớp.

* Một số chú ý khi tổ chức HĐTN:

Nhà trường cần chủ động lựa chọn các hình thức tổ chức cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.

Nhà trường cần chủ động tập huấn, bồi dưỡng các năng lực chung của giáo viên các trường tiểu học như: năng lực chun mơn, năng lực sư phạm, địi hỏi các GV các trường tiểu học đều phải có. Tuy nhiên, theo yêu cầu riêng của từng mơn học địi hỏi có những năng lực riêng mà GV có thể đã có, có thể phải được bồi dưỡng để phát triển đáp ứng với yêu cầu mới.

Với HĐTN trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018 địi hỏi mỗi giáo viên tiểu học có những năng lực đặc thù như: Năng lực xác định tên chủ đề trải

nghiệm, năng lực tổ chức các trị chơi cho học sinh…vì vậy rất cần phải hình thành và phát triển năng lực cho giáo viên tổ chức hoạt động này

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT 2018 (Trang 37 - 39)