Quản lý và quản lý dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 26 - 29)

1.2. Các khái niệm

1.2.5. Quản lý và quản lý dạy học

* Quản lý

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, tùy theo cách tiếp cận mà khái niệm quản lý đã được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. nhưng có thể khẳng định quản lý là hoạt động gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người, là q trình lựa chọn những tác động lên khách thể quản lý nhằm đảm bảo cho một hoạt động chung nào đó có kết quả mong muốn. Chủ thể quản lý cần biết sắp xếp và thể hiện hợp lý các tác động lên đối tượng bị quản lý, sao cho đảm bảo sự cân đối cả hai mặt ổn định và phát triển bộ máy.

- Theo Hoàng Phê (2012): “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [20, tr.800].

- H.Knoontz (2008) định nghĩa: “Quản lý là thiết kế và duy trì một mơi trường mà trong đó con người cùng làm việc với nhau trong các nhóm có thể hồn thành các mục tiêu” [5, tr.29].

- Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động" [13].

- Theo Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn (2007): “Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các

thơng tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [10, tr.34].

- Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [4, tr.7].

- Tác giả Hà Thế Ngữ (2001) cho rằng: “Quản lý là dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống để tác động đến hệ thống nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới” [18, tr.363].

Những định nghĩa trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ tiếp cận, nhưng đều thống nhất ở điểm chung: Quản lý là q trình tác động có tổ

chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt mục tiêu đề ra

* Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động giảng dạy là hệ thống những tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong Nhà trường, nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất năng lực của giáo viên và các điều kiện, làm cho hoạt động dạy học trong nhà trường có chất lượng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.

Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm làm nên đặc thù của trường học nói chung và trường THCS nói riêng, trong đó quan hệ giữa hoạt động dạy học và hoạt động học tập là mối quan hệ điều khiển: giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh. Chính vì vậy quản lý hoạt động dạy học sẽ chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy học của giáo viên, thông qua hoạt động giảng dạy của giáo viên để quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Theo tác giả Đoàn Thị Bẩy (2003): “Quản lý hoạt động dạy học là quá trình cán bộ quản lý hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của GV nhằm đạt được mục tiêu đề ra” [1, tr.16].

Tác giả Nguyễn Phúc Châu (2005) cho rằng: “Quản lý dạy học là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học đến chủ thể dạy học bằng các giải pháp phát huy tác dụng của các phương tiện quản lý dạy học như: chế định GD & ĐT, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, nguồn tài lực và vật lực dạy học và thông tin và môi trường dạy học nhằm đạt được mục tiêu quản lý dạy học” [2, tr.15]

Theo tác giả Hồ Văn Liên (2013): “Quản lý hoạt động dạy học là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên đối tượng dạy học về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, ... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của hoạt động dạy học” [15].

Tác giả Trần Kiểm (2004) đưa ra hai định nghĩa:

- Một là ở cấp vĩ mô (hệ thống giáo dục): "Quản lý hoạt động dạy học là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, quan sát … một cách có hiệu quả các nguồn lực dạy học (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [143, tr.37].

- Hai là ở cấp vi mô (nhà trường): “Quản lý hoạt động dạy học thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể GV và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục của nhà trường” [13, tr.38].

Như vậy, quản lý hoạt động dạy học chính là tập hợp những động tác tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể

quản lý đến tập thể GV, học sinh … nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học của nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng, mục tiêu đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới.

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý sự lao động của các đối tượng: người dạy và người học). Cụ thể:

- Chủ thể quản lý hoạt động dạy học tác động đến người dạy và người học thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho dạy học.

- Người dạy cùng một lúc thực hiện kế hoạch hoá hoạt động dạy học, tự tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy của mình và tổ chức, chỉ đạo hoạt động học của người học, đồng thời tự kiểm tra; đánh giá kết quả dạy của mình và kết quả học của người học dưới sự quản lý của chủ thể quản lý.

- Người học tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức, tự chỉ đạo và tự kiểm tra hoạt động học của mình theo kế hoạch, theo sự chỉ đạo và phương thức kiểm tra đánh giá của chủ thể quản lý và của người dạy trực tiếp.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)