Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 88)

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.3. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tổ chức xây dựng 2 mẫu phiếu khảo sát cho 2 loại khách thể nghiên cứu là: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam. Tổ chức phát phiếu khảo sát tới CBQL, GV và học sinh về việc thực hiện các nội dung ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam.

- Phỏng vấn sâu cá nhân gồm 10 người để thu thập thêm những thông

tin về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam. Số người được phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu nói trên gồm:

2 người là các nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. 3 người là lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Lục Nam.

5 người đại diện cho các đối tượng quan tâm tới hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động day học (ví dụ: CMHS, khuyến học…)

khóa) có ứng dụng CNTT vào giảng dạy tại các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam, qua đó trực tiếp thu nhận thơng tin về đối tượng được nghiên cứu.

2.2.4. Đối tượng khảo sát

Tổ chức khảo sát 4 trường THCS tại 4 xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Nam bao gồm:

- Trường THCS Lục Sơn; - Trường THCS Trường Sơn; - Trường THCS Vô Tranh; - Trường THCS Bình Sơn.

Đối tượng khảo sát gồm: Cán bộ quản lý: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên, cán bộ các đoàn thể trong trường, tổng số lượng đối tượng khảo sát như sau:

Bảng 2.3: Quy mô mẫu khảo sát

STT CBQL, GV tại Số lượng

1 Trường THCS Trường Sơn 21

2 Trường THCS Lục Sơn 26

3 Trường THCS Bình Sơn 25

4 Trường THCS Vô Tranh 19

Tổng cộng 91

(Nguồn: Tác giả)

2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại các trường THCS thuộc xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang

2.3.1. Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS thuộc xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang

Xác định ứng dụng và phát triển CNTT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục, các trường THCS các

xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam đã quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về vai trị, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học; tổ chức tập huấn khai thác, sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy các môn học cho cán bộ, giáo viên; thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên. Từ đó, giáo viên ứng dụng để thiết kế bài giảng điện tử; tìm kiếm, chọn lọc khai thác các tài liệu trên mạng để phục vụ công tác giảng dạy; cập nhật kho bài giảng, kho thiết bị đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh họa, bài hát, điệu múa; tăng cường ứng dụng phần mềm “Trường học kết nối” phục vụ sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ và học hỏi giữa các đơn vị. Qua khảo sát thực tế tại 4 trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam về sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong dạy học, tác giả thu được những ý kiến trả lời như sau:

Bảng 2.4: Nhận thức về sự cần thiết của ứng dụng CNTT vào dạy học

Mức đánh giá Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Rất cần thiết 69 75,82

Cần thiết 18 19,78

Ít cần thiết 4 4,40

Khơng cần thiết 0 0,00

Tổng cộng 91 100,00

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Số liệu trong bảng trên cho thấy, hầu hết CBQL và GV các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam nhận thức ứng dụng CNTT trong dạy học là cần thiết 19,78% và rất cần thiết là 75,82%. Điều này rất thuận lợi cho công tác tăng cường ứng dụng CNTT vào các bài giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo tại trường THCS.

Từ kết quả khảo sát nhận thấy, hiện có 6/91 đối tượng đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là ít cần thiết, đây đều là những

người giáo viên lớn tuổi, thời gian tiếp tục cơng tác cịn hạn chế, nên khơng chủ động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT. Một số giáo viên bộ môn thể dục, âm nhạc, mỹ thuật chưa đánh giá cao vai trò CNTT trong dạy học. Việc ứng dụng CNTT của thầy cô dạy bộ môn thể dục, âm nhạc, mỹ thuật là tương đối khó khăn vì mỗi lớp được bố trí 1 tiết/ tuần/ lớp, nhiều thầy cơ là biên chế của 2 đến 3 trường. Mặt khác các phòng chức năng như phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng ngoại ngữ tại các trường đều chưa được đầu tư nên giáo viên khơng có phịng riêng, các trường cũng khơng xây dựng được phịng dùng để dạy ứng dụng CNTT.

Trong nhiều năm qua, việc ứng dụng CNTT trong dạy học đối với giáo viên thể dục, mỹ thuật, âm nhạc là rất ít. Thầy cơ thường sử dụng tranh ảnh (cũ), ít màu sắc để làm phương tiên dạy học thay thế CNTT. Chính điều này làm năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên ngày một mất dần và họ chưa có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại nhà trường.

2.3.2. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam – Bắc Giang

Đội ngũ CBQL, GV chính là lực lượng chủ yếu, quyết định chất lượng, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy học tại cơ sở giáo dục. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học, những năm gần đây, đội ngũ CBQL, GV các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam đã khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ tin học. Giáo viên học tập bằng nhiều hình thức như tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cơ bản hoặc nâng cao vào các buổi tối hay thứ 7 trong tuần. Giáo viên xây dựng các kế hoạch tự học hỏi qua tài liệu, qua sách báo, qua youtube hay qua bạn bè, đồng nghiệp. Khi tự đánh giá về năng lực của bản thân khi ứng dụng CNTT vào dạy học, đội ngũ CBQL, GV trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam có những ý kiến phản hồi như sau:

Bảng 2.5: Trình độ của đội ngũ CBQL và GV các trường THCS thuộc xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam

Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Kỹ năng soạn thảo văn bản, sử

dụng máy vi tính cơ bản. 16 17,58 37 40,66 31 34,07 7 7,69 Kỹ năng soạn giáo án điện tử 15 16,48 38 41,76 29 31,87 9 9,89 Khai thác thơng tin, tìm kiếm

tài liệu phục vụ dạy học 17 18,68 33 36,26 31 34,07 10 10,99 Khả năng tự sử dụng các thiết

bị như máy tính, máy chiếu, ti vi để ứng dụng CNTT vào dạy học

10 10,99 21 23,08 38 41,76 22 24,18

Thực hiện các phần mềm Smas để đánh giá học sinh, thực hiện phần mềm cơ sở dữ liệu

43 47,25 34 37,36 14 15,38 0 0,00

Khả năng hướng dẫn học sinh sử dụng internet để tìm thơng tin, tư liệu

17 18,68 29 31,87 36 39,56 9 9,89

Khả năng tự thiết kế, lên tiết dạy,

thực hiện tiết dạy elearning 5 5,49 17 18,68 48 52,75 21 23,08

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Trong số các kỹ năng thì kỹ năng sử dụng phần mềm Smas để đánh giá học sinh, thực hiện in phiếu liên lạc, học bạ được giáo viên sử dụng thường xuyên nên 100% giáo viên có thể khai thác phần mềm này. Tuy nhiên một số giáo viên lớn tuổi việc thao tác cịn chậm. Có 14/91 CBQL, GV đánh gia năng lực thực hiện phần mềm Smas để đánh giá học sinh ở mức trung bình, chiếm 15,38%.

Kỹ năng soạn thảo văn bản, sử dụng máy tính cơ bản của CBQL, GV đạt khá cao, gần 60% đối tượng khảo sát đánh giá tốt và rất tốt. Tuy nhiên,

còn một số giáo viên lớn tuổi thao tác trên máy còn chậm, chưa tự thực hiện soạn giảng giáo án điện tử phục vụ giảng dạy, nên có 34,07% ý kiến đánh giá trung bình và 7,69% ý kiến đánh giá yếu. Nguyên nhân chủ yếu là giáo viên bộ môn thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, giáo viên lớp tuổi ít sử dụng giáo án điện tử, cơng việc giảng dạy ít sử dụng máy vi tính nên kỹ năng soạn thảo và làm việc trên máy vi tính cũng hạn chế.

Đối với kỹ năng: “Khai thác thơng tin, tìm kiếm tài liệu phục vụ dạy học” và “Khả năng hướng dẫn học sinh sử dụng internet để tìm thơng tin, tư liệu”. Một số ít CBQL, GV chiếm 10,99% và 9,89% nhận định năng lực tìm kiếm thơng tin và hướng dẫn học sinh tìm kiếm thơng tin ở mức yếu. Từ 34 – 40% CBQL, GV đánh giá ở mức trung bình. Chứng tỏ, đội ngũ CBQL và GV các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam chưa khai thác tốt các tư liệu giáo dục có từ mạng internet. Đây được xem là hạn chế lớn trong q trình tìm kiếm tài liệu, phục vụ cơng tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong bối cảnh công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ với các nguồn tin bổ ích được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn về học tập, trên các mạng xã hội…

Bên cạnh đó “Khả năng tự sử dụng các thiết bị như máy tính, máy chiếu, ti vi để ứng dụng CNTT vào dạy học” của đội ngũ CBQL, GV cũng cịn hạn chế. Có 22,18% giáo viên chưa biết lắp đặt, thao tác sử dụng thiết bị phục vụ giảng dạy giáo án điện tử. Nhưng hầu hết các trường khơng có phịng để gắn máy chiếu, máy tính cố định để thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học. Nếu tổ chức ứng dụng CNTT vào dạy học thì giáo viên phải tự láp ráp thiết bị phục vụ giảng dạy. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường THCS huyện Lục Nam.

Đối với kỹ năng “Khả năng tự thiết kế, lên tiết dạy, thực hiện tiết dạy elearning” cũng được CBQL, GV đánh giá không cao. Quá trinh thiết kế, thực hiện tiết dạy e- learning đòi hỏi kỹ thuật cao, yêu cầu giáo viên phải có thiết

bị, q trình thực hiện khá phức tạp nên ít giáo viên thực hiện được. Tỉ lệ giáo viên chưa nắm được các kỹ thuật cơ bản của việc thiết kế một tiết e- learning chiếm 23,08%; có 52,75% CBQL, GV đánh giá ở mức trung bình.

Như vậy, cịn nhiều hạn chế trong năng lực, kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học của đội ngũ CBQL, GV các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam. Từ đây gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng mơ hình học tập kết hợp giữa giáo án truyền thống với giáo án điện tử dựa trên nền tảng CNTT, làm hạn chế chất lượng giáo dục của trường THCS.

2.3.3. Các phương tiện kỹ thuật phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam – Bắc Giang

Hiện tại, hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam đều có phòng máy, phục vụ giảng dạy môn tin học, 100% trường có kết nối mạng internet, tồn bộ máy tính dạy học và dùng cho quản lý đều được nối mạng. Tuy nhiên, tất cả các trường số máy đều không đủ cho công tác giảng dạy nên giờ thực hành có 3,4 em dùng chung 1 máy. Các trường khơng có phịng riêng để giáo viên dạy ứng dụng CNTT nên mỗi lần dạy phải tháo lắp máy chiếu từ phòng này đem sang phịng khác nên gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi trường chỉ có 1 máy projector gây khó khăn cho giáo viên khi đăng ký thực hiện tiết dạy có ứng dụng CNTT.

Bảng 2.6: Hệ thống cơ sở vật chất tại các trường THCS thuộc xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam

TT Trường Số máy

vi tính sử dụng

Máy tính xách tay

Trong đó máy tính Máy

chiếu Phục vụ học tập Phục vụ quản lý 1 Trường Sơn 46 1 42 4 1 2 Lục Sơn 51 1 48 3 1 3 Bình Sơn 49 2 46 3 1 4 Vô Tranh 45 1 42 3 2 Tổng cộng 191 5 178 13 5

Ngoài ra, hệ thống máy tính của các trường đều được cấp từ từ những năm 2005 – 2006 tính đến nay số máy này đã lạc hậu khơng cịn khả năng sử dụng, nâng cấp. Mỗi trường chỉ có 1 đến 2 máy chiếu nên khơng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của giáo viên. Qua tiếp cận xin ý kiến của đội ngũ CBQL, GV các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyên Lục Nam, nhiều người nhận xét rằng các phương tiện kỹ thuật phục vụ ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học của trường hiên nay chưa đầy đủ thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.7: Phương tiện kỹ thuật phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS thuộc xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam

Mức đánh giá Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Rất đầy đủ 0 0,00

Đầy đủ 8 8,79

Chưa đầy đủ 83 91,21

Khơng có 0 0,00

Tổng cộng 91 100,00

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát CBQL, GV các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam cho thấy, có 8/91 CBQL, GV cho rằng thiết bị CNTT đáp ứng đầy đủ nhu cầu của việc dạy học, chiếm 8,79%. Trong khi đó số CBQL, GV đánh giá chưa đầy đủ chiếm đến 91,21%, tương ứng 83/91 khách thể khảo sát. Từ kết quả khảo sát và thực tế cho thấy, đối tượng đánh giá đầy đủ là những giáo viên lớn tuổi, giáo viên môn thể dục, âm nhạc, mỹ thuật… nhóm giáo viên gần như chưa thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học nên không quan tâm nhiều đến các phương tiện thiết bị sẵn có của Nhà trường.

Từ kết quả trên có thể thấy được hệ thống phương tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy có ứng dụng CNTT tại các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam chưa đầy đủ. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector, …tại các trường còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa hướng dẫn sử dụng đến toàn bộ đội ngũ GV nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam. Thời gian tới, các trường cần có những giải pháp cụ thể để tăng cường thiết bị đảm bảo thực hiện tốt ứng dụng CNTT vào dạy học.

2.3.4. Mục đích ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS thuộc xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp xu thế phát triển của xã hội. Thực tế các bài giảng có sử dụng CNTT sẽ sinh động, hấp dẫn hơn rất nhiều so với bài giảng theo phương pháp truyền thống. Ứng dụng CNTT vào dạy học, học sinh sẽ thật sự là “chủ thể hóa” của hoạt động nhận thức thông qua việc trực tiếp quan sát, thảo luận, thí nghiệm… Từ các tiết học CNTT, các em có thể soạn thảo văn bản, khai thác các tiện ích bài học, khóa học trên mạng, tra cứu thông tin cần thiết trên Internet. Thực tế, khi tiến hành khảo sát với CBQL, GV các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam về việc thực hiện các mục đích ứng dụng CNTT trong dạy học, tác giả thu được những kết quả như sau:

Bảng 2.8: Mức độ thực hiện mục đích ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS thuộc xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam

Nội dung khảo sát

Hoàn

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)