3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục THCS
Hoạt động của con người bao giờ cũng hướng đến mục tiêu nhất định, cho nên các biện pháp đưa ra cần phải đảm bảo mục tiêu dạy học tại trường THCS. Theo đó, ngun tắc đảm bảo tính mục tiêu trong hoạt động dạy học tại các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam được hiểu là: các biện pháp đề xuất khi triển khai trong thực tiễn cần tạo nên hiệu ứng nâng cao kết quả ứng dụng CNTT vào các hoạt động dạy học; các biện pháp đề xuất luôn đặt chất lượng dạy học tại các trường THCS ưu tiên hàng đầu, nếu không đảm bảo chất lượng dạy học thì việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường THCS không được diễn ra, khi đó các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam vừa khơng có giá trị thực tiễn và vừa khơng có ý nghĩa khoa học.
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Trên cơ sở nhận thức, cái mới ra đời khơng phải phủ định tồn bộ cái đã có, mà chỉ phủ định cái lỗi thời lạc hậu một cách biện chứng, nó sẽ kế thừa và phát huy những giá trị để nâng cao hơn một bước về chất.
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, chú trọng đến phát triển phẩm chất và năng lực người học; cho nên ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường THCS cần đảm bảo yêu cầu về mục tiêu phát triển trên
đây, từ đó các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam phải vừa phát huy các biện pháp đến nay còn nguyên giá trị, vừa bổ sung các biện pháp sao cho đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực HS. Nội dung này phản ánh nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển của các biện pháp đề xuất.
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc thực tiễn cũng được áp dụng trong việc triển khai quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường, của địa phương; từ đó xây dựng các biện pháp cần chú trọng điều kiện thực tiễn của nhà trường như: các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực, ...) các quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT và của địa phương. Đồng thời, các biện pháp đề xuất phải đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn quản lý và yêu cầu của bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thơng hiện nay để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HS toàn diện
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Đảm bảo tính khả thi chính là khả năng ứng dụng của các biện pháp đề xuất vào thực tiễn hoạt động quản lý của nhà quản lý một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra).
Để đảm bảo tính khả thi, các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam, phải phù hợp chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, cơ sở hạ tầng CNTT của nhà trường; trình độ năng lực, phẩm chất của CBQL nhà trường; phẩm chất và năng lực của cán bộ phụ trách công nghệ thông tin và GV của nhà trường.