3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong hoạt
3.2.5. Thường xuyên kiểm tra công tác ứng dụng CNTT trong hoạt
dạy học tại trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam
3.2.5.1. Mục đích biện pháp
Đảm bảo việc ứng dụng CNTT trong nhà trường được thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Phát hiện những sai lệch, thiếu sót, lạm dụng CNTT trong dạy học và tiếp tục chỉ đạo xử lí các sai sót triệt để.
Đề xuất các biện pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc, ứng phó với mọi tình huống bất thường xảy ra. Thúc đẩy CBQL, giáo viên, nhân viên tự giác sử dụng CNTT trong dạy học và quản lý.
Giúp giáo viên tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện các phần mềm Smas để đánh giá học sinh, thực hiện phần mềm cơ sở dữ liệu
Tăng cường khai thác các phần mềm phục vụ quản lý và chuyên môn. Giúp CBQL và GV thực hiện thành công các kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trường
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên. Quản lý chất lượng giờ dạy có ứng dụng CNTT của GV.
Kiểm tra việc thực hiện các phần mềm Smas, cơ sở dữ liệu, phần mềm dạy anh văn, các phần mềm quản lý khác.
Kiểm tra việc đảm bảo CSVC phục vụ dạy học.
3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hướng dẫn học của giáo viên. Đây là việc làm thường xuyên mà Lãnh đạo các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam cần thực hiện nhằm đảm bảo giáo viên thực hiện đúng
nội dung, phân phối chương trình, kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc trong việc thực hiện kế hoạch dạy học có ứng dụng CNTT. Hiệu trưởng giao cho Phó hiệu trưởng thường xuyên thực hiện việc kiểm tra giáo viên. Việc kiểm tra có thể phân thành 2 loại là kiểm tra hồ sơ và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hướng dẫn học của giáo viên.
Về kiểm tra hồ sơ: Hằng tuần, sau khi soạn kế hoạch hướng dẫn học giáo viên nộp lại cho tổ khối trưởng chuyên môn xem và kiểm tra ký duyệt trước khi dạy 1 tuần, giáo viên điều chỉnh những góp ý trước khi giảng dạy. Cuối tháng phó hiệu trưởng kiểm tra, ký duyệt hồ sơ cá nhân của mỗi giáo viên. Cuối học kỳ Phó hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên kiểm tra chéo lẫn nhau việc thực hiện nhập liệu lên phần mềm Smas, cơ sở dữ liệu nhằm hạn chế sai sót.
Cuối học kỳ, Ban chuyên môn gồm tổ trưởng chuyên môn và lãnh đạo nhà trường sẽ tổng kiểm tra hồ sơ của giáo viên. Qua kiểm tra cần ghi nhận số giáo viên đã ứng dụng CNTT vào thực hiện hồ sơ, thực hiện các phần mềm, số tiết dạy có ứng dụng CNTT. Sau kiểm tra Phó hiệu trưởng sẽ nêu những điểm đạt cũng như những hạn chế chung cho toàn thể hội đồng rút kinh nghiệm (không nêu tên cụ thể giáo viên thực hiện không tốt). Đối với giáo viên thực hiện chưa tốt Phó hiệu trưởng thực hiện mời riêng, góp ý riêng đối với từng cá nhân để giáo viên khắc phục. Tổ chức tập huấn lại cho giáo viên thực hiện chưa tốt việc ứng dụng CNTT vào dạy học chưa tốt.
Lãnh đạo nhà trường dự giờ giáo viên 1 năm ít nhất 3 lần, thơng qua dự giờ nhà quản lý tư vấn, thúc đẩy giáo viên nghiên cứu tự rèn luyện nâng cao năng lực, kỹ năng. Qua dự giờ nhà quản lý đánh giá năng lực giảng dạy, tổ chức quá trình dạy học, năng lực ứng dụng CNTT trên cơ sở đó giúp GV khắc phục các thiếu sót, phát huy những điểm mạnh của bản thân. Lãnh đạo nhà trường có thể dự giờ có báo trước và dự giờ đột xuất theo phân phối chương trình, theo thời khóa biểu của giáo viên. Đối với dự giờ có báo trước, nhằm xem xét năng lực cao nhất mà GV thể hiện khi chuẩn bị đầy đủ điều kiện lên
lớp. Đối với dự giờ không báo trước, nhằm kiểm tra xác định rõ sự chuẩn bị tiết dạy và cách thức tổ chức các hoạt động dạy học trong hồn cảnh bình thường. Kiểm tra việc thực hiện dạy học có ứng dụng CNTT so với việc đăng ký với bộ phận thiết bị và báo giảng. Dự các giờ lên lớp song song của cùng hai hay nhiều GV về cùng một bài dạy nhằm phát hiện năng lực của mỗi GV, hiệu quả của phương pháp này hay phương pháp khác. Đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT cần đánh giá về mức độ nhận biết, sự hào hứng, lơi cuốn học sinh vào tiết học đó mới là hiệu quả CNTT mang lại. Đánh giá khả năng của GV trong việc thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS để HS chủ động tự chiếm lĩnh nội dung học tập đồng thời đánh giá kết quả các hoạt động đó thơng qua những kiến thức, kỹ năng và thái độ HS đạt được theo yêu cầu của chương trình.
Việc dự giờ cần thực hiện theo một quy trình: Chuẩn bị - dự giờ phân tích, trao đổi – rút kinh nghiệm. Cần ghi chép đầy đủ các hoạt động của thầy trò trong tiết dạy, nhận xét, đánh giá giờ dạy để trao đổi rút kinh nghiệm. Làm sao để qua một tiết dự giờ người dự và người dạy rút ra những kinh nghiệm quý báo trong dạy học, quản lý. Để góp ý chính xác, khách quan có thể tổ chức nhiều người cùng dự 1 tiết như dạy thao giảng, chuyên đề.
Ban giám hiệu các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam cần chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch phát triển trường học thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, họp giao ban. Phó Hiệu trưởng chỉ đạo tổ khối trưởng, chỉ đạo giáo viên thực hiện các kế hoạch chuyên môn theo tuần, tháng. Qua đó lãnh đạo nhà trường chỉ đạo, đơn đốc các tổ, đôn đốc giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học, khai thác các phần mềm. Tổ chức cho giáo viên đăng ký tiết dạy có ứng dụng CNTT. Tổ viên báo cáo với khối trưởng số tiết có ứng dụng CNTT trong tháng qua đó nêu ra những khó khăn, tồn tại để thảo luận tìm hướng khắc phục. Kịp thời chỉ đạo các bộ phận phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong lúc thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học.
thống nhất chuyên môn để giáo viên đưa ra nội dung bài nào nên ứng dụng CNTT và bài nào không ứng dụng CNTT. Chỉ đạo các tổ khối thực hiện viết sáng kiến kinh nghiệm trong việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng hoặc ứng dụng CNTT trong công tác dạy và học. Chỉ đạo các tổ khối học tập nhân rộng các mơ hình, các sáng kiến của ngành, đơn vị về ứng dụng CNTT.
Kiểm tra hoạt động soạn bài giảng trên máy tính 100%, các buổi họp chỉ viết tay phần thảo luận góp ý cịn các vấn đề cịn lại có thể đánh vi tính. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt, hạn chế tối đa sai sót trên phần mềm Smas, thực hiện in phiếu liên lạc, in học bạ, cập nhật ngày nghỉ, thông tin sức khỏe, trên phần mềm Smas. Chỉ đạo giáo viên thực hiện cập nhật phần mềm cơ sở dữ liêu, xuất phần mềm smas để nhập liệu phầm mềm cơ sở dữ liệu. Chỉ đạo bộ phận phổ cập rà soát, cập nhật phần mềm phổ cập giáo dục; cập nhật chuyển đi, chuyển đến, thôi học trên phần mềm Smas, cơ sở dữ liệu. Chỉ đạo bộ phận kế toán thực hiện các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý tài sản. Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng rà soát, thực hiện xuất dữ liệu trên các phần mềm để báo cáo cấp trên theo yêu cầu. Chỉ đạo giáo viên tin học hoặc giáo viên phụ trách CNTT thực hiện cập nhật các văn bản chỉ đạo, các nội dung bồi dưỡng, các hoạt động chủ đạo của đơn vị trên webside hoặc trang Fanpage của nhà trường.
Kiểm tra mục sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, kiểm tra nội dung các tiết dạy CNTT, phòng và tránh lạm dụng CNTT trong dạy học. Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, đầu tư nâng cấp đường truyền, phủ sóng wifi tồn trường, nâng cấp thiết bị hoặc sửa chữa, bảo quản thiết bị.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo nhà trường cần lên lịch kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch trong đó có kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Thường xuyên kiểm tra để thấy được những điểm còn hạn chế để đưa ra giải pháp hỗ trợ kịp thời hoặc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với giai đoạn tiếp theo.
phê bình, … phù hợp với từng lỗi, từng giáo viên và hướng cho giáo viên cách khắc phục để ngày một tốt hơn. Khen thưởng, biểu dương giáo viên đạt thành tích hoặc thực hiện tốt.
CBQL, giáo viên, nhân viên phải có nhận thức đúng đắn và nhiệt tình tham gia vào việc ứng dụng CNTT vào quản lý, vào việc thực hiện hồ sơ sổ sách, vào dạy học. Ứng dụng tốt CNTT để giải phóng sức lao động để giáo viên có nhiều thời gian hơn để đầu tư vào tiết dạy, làm tiết dạy sinh động hơn. Đối với nhà quản lý việc thực hiện tốt các phần mềm sẽ giúp CBQL báo cáo và thực hiện công tác quản lý dễ dàng, khoa học hơn.