1.3 Bối cảnh hiện nay và sự tác động của nó tới dạy học, ứng dụng
1.3.7. Nội dung ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tạ
1.3.7.1. Ứng dụng CNTT trong thiết kế, chuẩn bị bài giảng
Thực hiện công văn 4095/BGDĐT - CNTT ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Bộ GD&ĐT trong đó nêu rõ “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học. Ưu tiên triển khai các giải pháp mang tính đồng bộ (bao gồm kho học liệu số, bài giảng e-learning, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử, phần mềm mơ phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học. Phát động, khuyến khích giáo viên xây dựng ngân hàng câu hỏi trực tuyến, tư liệu, tài liệu, sách điện tử đóng góp vào Kho học liệu số của ngành và Hệ tri thức Việt số hóa quốc gia; triển khai hệ thống thi trực tuyến các môn học phục vụ học sinh và giáo viên từ lớp 1 đến lớp 12. Tiếp tục triển khai giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử (các giải pháp giáo dục thông minh) ở những nhà trường có điều kiện nhằm ứng dụng những công nghệ tiên tiến, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học”.
Từ những chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phịng GD&ĐT đã chỉ đạo thơng qua các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học. Lãnh đạo các trường THCS đã quán triệt đến đội ngũ giáo viên về ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên chủ động tích hợp CNTT vào thiết kế, soạn bài giảng cho từng môn học để nâng cao hiệu quả bài dạy học như: chèn hình ảnh, âm thanh, tạo những hiệu ứng liên kết các slide, cách truy cập vào các trang website để lấy thơng tin, hình ảnh, đoạn phim... cần thiết để phục vụ cho việc soạn giảng Giáo án điện tử. Từ đó, tiết dạy trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn đối với học sinh.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay đã phát triển, góp phần tạo ra nhiều bài giảng với hình thức đa dạng và phong phú, các bài giảng được chuẩn bị, thiết kế trên máy tính dựa vào một số phần mềm ứng dụng nhằm hỗ trợ dạy học một cách hiệu quả. Đặc biệt, khi soạn bài giảng điện tử, giáo án điện tử, giáo viên không thể không sử dụng các phương tiện hiện đại. CNTT đã cung cấp cho giáo viên những phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu Projector, smart board (bảng tương tác thông minh), Smart Tivi, các phần mềm dạy học, các trang web, công cụ đa phương tiện bao gồm âm thanh, hình ảnh, video minh họa,.. là cơ sở để chuẩn bị, thiết kế những bài giảng sinh động, hấp dẫn.
1.3.7.2. Ứng dụng CNTT vào tổ chức dạy học trên lớp
Ứng dụng CNTT trong dạy học trên lớp tại trường THCS là việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy tại nhiều môn học như:
Môn Ngữ văn: Giáo viên có thể cho học sinh xem hình ảnh, phim tư liệu giúp học sinh hiểu rõ hơn về nội dung bài học.
Môn sinh học: Bên cạnh những đồ dùng dạy học, các bộ thí nghiệm, thực hành, dạy học trải nghiệm. Giáo viên có thể cho học sinh học sinh xem hình ảnh, phim tư liệu giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết, nắm chắc hơn về mơn học.
Mơn Tốn: Giáo viên thường ít ứng dụng CNTT hơn các mơn học khác vì mơn tốn thường tập trung vào tính tốn, kênh chữ nhiều hơn kênh hình. Trong mơn tốn, giáo viên có thể ứng dụng để thiết kế các bài tập trắc nghiệm để học sinh tương tác. Giáo viên có thể đưa thêm hình ảnh minh họa để tiết học thêm sinh động.
Môn giáo dục cơng dân: Giáo viên có thể sưu tầm tranh ảnh, tình huống dạy học hấp dẫn từ mạng internet.
Mơn Âm nhạc, Mỹ thuật: CNTT có thể được dùng để giới thiệu với học sinh những tác phẩm đẹp, những đoạn nhạc, đoạn phim, hình ảnh phù hợp với nội dung bài dạy. Sử dụng phần mềm để giảng dạy âm nhạc, dùng sách điện tử để dạy môn âm nhạc.
Mơn Lịch sử địa lý: Giáo viên có thể cho học sinh xem hình ảnh, phim tư liệu nhất là các phim tư liệu về lịch sử. Giáo viên có thể giới thiệu các vị trí địa lý trên mọi miền đất nước thơng qua phim ảnh để tạo sự hấp dẫn cho môn học.
Mơn Thể dục: Giáo viên có thể cho học sinh xem các động tác thể dục, hay các trò chơi vận động để vận dụng vào tiết dạy.
Môn Ngoại ngữ: Giáo viên sử dụng các đoạn phim, các trò chơi, các phần mềm chuyên dụng để dạy học.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THCS cần được áp dụng linh hoạt nhằm tăng cường sự hứng thú của học sinh đối với môn học, tiếp thu nội dung kiến thức nhanh chóng và hiệu quả hơn. Việc ứng dụng CNTT được giáo viên chọn lọc, hạn chế chiếu kênh chữ mà tập trung vào kênh hình, điều nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng CNTT trong dạy học hoặc ứng dụng một cách miễn cưỡng.
Mơn tin học giúp học sinh có được năng lực tin học với các thành tố cơ bản như: Năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ và các hệ thống tự động hóa của CNTT&TT; năng lực hiểu biết và ứng xử phù hợp
chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật trong mơi trường số hóa; Năng lực nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường thông tin và nền kinh tế tri thức; Năng lực học tập và tự học tập với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng CNTT; Năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và kinh tế tri thức.
Theo chương trình giáo dục phổ thơng mới thì chương trình mơn tin học ở trường THCS giúp học sinh bước đầu làm quen với cơng nghệ kĩ thuật số, bắt đầu hình thành năng lực tin học và chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học môn tin học ở cấp học cao hơn, cụ thể là:
- Bước đầu hình thành cho học sinh tư duy giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính: Hình thành nhu cầu thu thập, sử dụng thông tin, ý tưởng điều khiển máy tính thơng qua việc tạo chương trình đơn giản bằng ngơn ngữ lập trình trực quan.
- Giúp học sinh sử dụng phần mềm tạo ra được những sản phẩm số đơn giản như một văn bản ngắn, thiệp chúc mừng, đoạn hoạt hình vui,...
- Giúp học sinh bước đầu quen với công nghệ kĩ thuật số thông qua việc sử dụng máy tính để vui chơi, học tập, xem và tìm kiếm thơng tin trên Internet; rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng cơ bản trong sử dụng máy tính; biết bảo vệ sức khoẻ khi sử dụng máy tính, bước đầu có ý thức phịng tránh những tác hại khi sử dụng Internet và ý thức tôn trọng bản quyền.
1.3.7.3. Ứng dụng CNTT vào khai thác dữ liệu thông tin phục vụ dạy học
Đổi mới giáo dục phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, bằng cách giúp người học có phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do phương tiện máy móc đảm nhận, giải phóng người dạy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để giáo viên có thể tập trung giúp học sinh có những phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Theo Đặng Minh Vương “Với sự phát triển CNTT mạnh mẽ như hiện nay, thông tin trên internet đã trở thành một thư viện khổng lồ và luôn được cập nhật hàng ngày, từng giờ về mọi lĩnh vực. Do đó chúng ta cần khai thác hiệu quả các dữ liệu cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học” [27] Đối với giáo viên, ngồi việc tìm kiếm các thơng tin trên internet thông thường, cần biết khai thác từ các nguồn thư viện tài nguyên trực tuyến, tài liệu nước ngoài phù hợp với giáo dục Việt Nam để vận dụng những thông tin thu thập được vào các bài giảng, tạo ra sự hấp dẫn và hứng thú đối với học sinh.
1.3.7.4. Ứng dụng CNTT vào kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học
Trong hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá là giai đoạn kết thú c của quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng lý luận dạy học cơ bản. Về mặt lý luận, kiểm tra, đánh giá cho biết những thông tin, kết quả về quá trình dạy của thầ y và quá trình học của trị để từ đó có những qút định cho sự điều khiển tố i ưu của cả giáo viên và học sinh. Học sinh sẽ học tốt hơn nếu thường xuyên được kiểm tra và được đánh giá một cách nghiêm túc, công bằng với kỹ thuật cao và đạt kết quả tốt. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học cần đảm bảo sự công bằng khách quan để nâng cao chất lượng giáo dục và việc ứng dụng CNTT vào kiểm tra, đánh giá sẽ phần nào tạo nên sự chính xác, khách quan đối với hoạt động này.
Việc ứng dụng CNTT vào kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tại trường THCS có thể thực hiện thơng qua việc tiến hành kiểm tra trắc nghiệm đối với học sinh trên máy tính; kiểm tra online; xây dựng kho đề thi trắc nghiệm; chấm điểm thi của học sinh bằng máy …
1.3.7.5. Ứng dụng CNTT trong xây dựng mơ hình lớp học đảo ngược
Mơ hình lớp học đảo ngược là một phương thức dạy học ứng dụng CNTT. Mơ hình này khai thác triệt để những ưu điểm của công nghệ thông tin và góp phần giải quyết được những hạn chế của mơ hình dạy học truyền thống bằng cách “đảo ngược” quá trình dạy học so với mơ hình dạy học
truyền thống. Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với các dụng ý và chiến lược sư phạm thể hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu dạy học và các hoạt động dạy học khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học.
Trong mơ hình lớp học đảo ngược, các hoạt động “Học ở lớp, làm bài tập ở nhà” (trong mơ hình lớp học truyền thống) được chuyển thành các hoạt động tự học ở nhà qua video bài giảng, học trực tuyến, nghiên cứu bài học qua Internet và khi đến lớp người học sẽ làm bài tập, trao đổi, chia sẻ các nội dung của bài học, giải quyết các vấn đề, tình huống do GV đặt ra. Người học sẽ phải làm việc với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như các clip, bản trình chiếu cũng như tìm kiếm, khai thác các tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu bài học.