1.3 Bối cảnh hiện nay và sự tác động của nó tới dạy học, ứng dụng
1.3.2. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt nam và sự tác động
tới yêu cầu phải đổi mới quá trình dạy học
1.3.2.1. Những điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thơng
Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng và sách giáo khoa được thực hiện theo những điểm chủ yếu sau:
- Phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hoà giữa dạy chữ với dạy người.
hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và đảm bảo tính chỉnh thể, tính linh hoạt, thống nhất trong và giữa các cấp học.
- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
- Quản lí việc xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với địa phương và đối tượng học sinh.
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 có những đặc điểm cơ bản sau: + Được xây dựng nhằm mục tiêu phát triển năng lực của người học. + Chương trình gồm 2 giai đoạn: cơ bản và sau cơ bản, với nguyên tắc tích hợp ở các lớp dưới và phân hoá sâu ở các lớp trên.
+ Nội dung giáo dục địa phương, tăng môn học tự chọn, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương và người học.
+ Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục nhằm phát triển năng lực học sinh.
+ Một chương trình chung và có nhiều bộ sách giáo khoa.
Với những định hướng đổi mới trên, người giáo viên cần được trang bị và phát triển nhiều kĩ năng mới, đặc biệt là kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải thơng hiểu về chương trình, vững vàng về chuyên môn, thành thạo về kĩ thuật, sáng tạo trong vận dụng các giải pháp đánh giá của giáo viên.
Như vậy có thể thấy, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã đưa đến nhiều tác động tích cực nhưng cũng đồng thời là những địi hỏi mới đối với q trình đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên của các trường đại học sư phạm; xây dựng mới các chương trình đào tạo giáo viên cho phù hợp với chương trình giáo dục phổ thơng, chú ý đến đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tích hợp và liên môn, bồi dưỡng kĩ năng và năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học.
1.3.2.2. Sự tác động của đổi mới giáo dục tới tổ chức quá trình dạy học ở trường trung học cơ sở, vai trò của trị, thầy và nhà quản lí.
Q trình dạy học thực hiện chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu rèn luyện phẩm chất năng lực học sinh. Quá trình dạy học nói chung có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Quá trình dạy học định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh có những đặc trưng cơ bản sau:
- Mục tiêu của môn học, bài học là những phẩm chất, năng lực mà học sinh phải tự rèn luyện được (dưới sự hướng dẫn của thày), thay vì chỉ là những kiến thức do thày truyền đạt.
- Nội dung môn học là những nội dung cần và đủ để học sinh rèn luyện các năng lực do mục tiêu dạy học qui định. thay vì cung cấp càng nhiều nội dung càng tốt.
- Hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học phải đổi mới căn bản. Thay vì truyền đạt kiến thức, thày phải căn cứ mục tiêu dạy học tổ chức được các hoạt động, học sinh thay vì ngồi nghe, ghi chép, trả lời khi được hỏi, phải hoạt động và thông qua hoạt động tự kiến tạo kiến thức cho bản thân.
Trong q trình đó các hình thức kiểm tra đánh giá được sử dụng để giúp học sinh đạt được các chuẩn năng lực của bài học
- Hình thức đánh giá tổng kết phải đổi mới. Thay vì kiểm tra kiến thức sẽ đánh giá việc vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của chính mình, bằng các sản phẩm hữu ích.
Q trình dạy học định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh làm thay đổi vị trí, vai trị của thày và trị. Thầy là chủ thể trong q trình tổ chức các hoạt động trên lớp, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh hoạt động. Trị chủ động hoạt động bằng cách của mình muốn và có thể, tự kiến tạo kiến thức bằng cách của mình để tự rèn luyện năng lực. Nhà quản lí phải hiểu rõ những đặc trưng này để hỗ trợ thày trò dạy tốt, học tốt bằng CNTT.
Những đặc trưng của quá trình dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh là cơ sở để xác định cách ứng dụng CNTT vào dạy học và cũng là cơ sở để xác định những giải pháp quản lí q trình này.