Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên tại các trường

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 104 - 109)

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong hoạt

3.2.3. Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên tại các trường

xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam trong ứng dụng CNTT vào dạy học

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm nâng cao trình độ kiến thức và năng lực ứng dụng CNTT cho GV, CBQL; giúp giáo viên củng cố, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT vào

dạy học; giúp học sinh biết thao tác, tìm kiếm tư liệu, tự học tập trên mạng. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ và nhu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.

Xây dựng đội ngũ CBQL và GV không chỉ đảm bảo về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, khả năng nghiên cứu khoa học mà cịn đảm bảo về trình độ ứng dụng CNTT góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng việc, dạy học của nhà trường.

Đảm bảo, GV và HS sử dụng được máy tính, Smartphone để khai thác thơng tin, GV sử dụng thành thạo các thiết bị CNTT trong dạy học

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, chuyên đề để nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT của giáo viên.

Xây dựng đội tổ hỗ trợ ứng dụng CNTT vào dạy học gồm các giáo viên trẻ, năng động, có kiến thức và kinh nghiệm trong dạy học.

Xây dựng kho dữ liệu phục vụ việc dạy học, hướng dẫn cách tạo tài khoản và tham gia các trang mạng để khai thác tư liệu, hướng dẫn tạo tài khoản tham gia các lớp học Zoom – học tập trực tuyến nếu dịch Covid 19 tiếp dục diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến việc học tập theo phương thức truyền thống của các trường.

Hướng dẫn học sinh khai thác mạng intrernet để tìm kiếm tư liệu, tham gia các giải toán qua mạng, học anh văn qua mạng … .

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng và CBQL các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam cần xác định chính xác thực trạng của đơn vị (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) để lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo sát với tình hình thực tế của nhà trường. Để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đạt hiệu quả cần phân tích, xác

định nội dung cần bồi dưỡng, lý do bồi dưỡng, cách thức bồi dưỡng. Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về bồi dưỡng kiến thức CNTT cho GV và HS. Kế hoạch phải phù hợp với điều kiện và khả năng của đội ngũ.

Tổ chức bồi dưỡng theo hình thức tập huấn, chuyên đề hoặc phổ biến nội dung các buổi hội thảo, tập huấn về sử dụng các thiết bị CNTT; tập huấn cho giáo viên cách lấy hình ảnh, đoạn phim, đưa đoạn phim vào bài giảng. Cung cấp các kiến thức cơ bản tin học, những kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác các phần mềm phục vụ dạy học, đánh giá học sinh như Smas, quản lý cơ sở dữ liệu.

Rà sốt trình độ, năng lực đội ngũ, cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ tin học. Khuyến khích giáo viên học chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao theo Thông tư 03/2014/TT – BTTTT của Bộ Thông tin truyền thông, thay cho chứng chỉ A, B. Khuyến khích giáo viên tự học tập, nâng cao trình độ cơng nghệ thơng tin qua hình thức tự nghiên cứu qua sách vở, mạng internet.

Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạy học. Đổi mới hình thức bồi dưỡng, bồi dưỡng qua mạng, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục ngay tại chỗ bằng nguồn học liệu mở trên nền tảng CNTT. Việc bồi dưỡng có thể thực hiện theo hình thức trực tuyến, báo cáo viên và người học có thể trao đổi, tương tác trực tuyến thơng qua hỗ trợ của CNTT. Đồng thời, có thể thực hiện qua việc báo cáo viên đưa tài liệu lên mạng internet, giao nhiệm vụ kèm theo bài giảng, người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, có thể trao đổi, tương tác với báo cáo viên.

Tăng cường triển khai tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý qua mạng: Bộ GD&ĐT đã cung cấp Cổng bồi dưỡng trực tuyến, trao đổi kiến thức chuyên môn tại địa chỉ http://taphuan.moet.edu.vn; hệ thống họp trực tuyến http://hop.moet.edu.vn; tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện có để tham gia các lớp tập huấn trực tuyến.

qua đó giúp giáo viên ứng dụng CNTT một cách hợp lí, tránh tình trạng lạm dụng CNTT. Tổ chức họp tổ khối chuyên môn đưa ra thảo luận trong tổ khối nội dung nào, bài nào thích hợp để ứng dụng CNTT tránh tình trạng vận dụng CNTT không đúng chỗ, lạm dụng CNTT.

Hiệu trưởng phân công 1 cán bộ quản lý và 1 viên chức CNTT (vị trí việc làm theo Thơng tư 16/2017/TT – BGDĐT) làm đầu mối triển khai nhiệm vụ CNTT. Nhà trường rà sốt trình độ đội ngũ giáo viên, từ đó động viên khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.

Xây dựng tổ hỗ trợ ứng dụng CNTT vào dạy học, thành phần gồm giáo viên tin học, giáo viên trẻ có trình độ năng lực ứng dụng CNTT tốt sẵn sàng hỗ trợ giáo viên khi cần thiết. Tổ hỗ trợ có thể giải đáp thắc mắc, tư vấn, hỗ trợ giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học. Hằng tháng, tổ sưu tầm hoặc viết bài về những điểm mới trong dạy học có ứng dụng CNTT, phần mềm dạy học hay,… để đưa lên trang tin của đơn vị để giáo viên cùng học tập. Tổ hỗ trợ có thể biên soạn hoặc sưu tầm tài liệu hoặc video 88 hướng dẫn soạn giảng bằng microsoft powerpoint, cách sử dụng các thiết bị thông tin phục vụ dạy học để chuyển mail cho tất cả giáo viên trường.

Phổ biến, hướng dẫn giáo viên, học sinh khai thác kho bài giảng điện tử e – learning của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ http://elearning.moet.edu.vn; Tiếp tục khuyến khích giáo viên tham gia xây dựng bài giảng e-learning để đóng góp vào kho bài giảng hiệu quả.

Bổ sung thêm tài liệu tham khảo, sách, tài liệu hướng dẫn giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin. Sưu tầm các học liệu hay, các bài giảng hay, các trang web đáng tin cậy để giới thiệu cho giáo viên. Cập nhật, trang bị thêm các phần mềm dạy học mới nhất cho giáo viên.

Hướng dẫn giáo viên tham gia, tích cực tìm tài liệu bổ sung cho kế hoạch hướng dẫn học của mình thêm sinh đơng qua các trang trường học kết

nối http://truonghocketnoi.edu.vn. Tìm kiếm giáo án điện tử tham khảo, hình ảnh, đoạn phim tư liệu hay đề kiểm tra tham khảo trên trang thư viện violet https://violet.vn/. Tìm các văn bản chỉ đạo, các tư liệu giáo dục, các bài giảng hay, các nội dung tập huấn trên trang http://moet.gov.vn; http://gdtd.vn; http://sgd.bacgiang.gov.vn; http://pgdlucnam.edu.vn để cập nhật các thông tin, văn bản pháp quy, các văn bản chỉ đạo điều hành. Giáo viên tiếng Anh có thể truy cập https://www.britishcouncil.vn: Trang web dạy tiếng Anh cho giáo viên tiếng Anh Việt Nam.

Tham gia trang http://www.dayhocintel.net: Diễn đàn dạy học của Intel là hỗ trợ giáo viên biết sử dụng cơng nghệ máy tính một cách thành thạo phục vụ đắc lực cho việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Khi tham gia diễn đàn giáo viên có thể giao lưu học hỏi chun mơn nghiệp vụ với tất cả giáo viên cả nước. Đây là một trang web rất hữu ích dành cho các giáo viên dạy tiếng Anh Việt Nam nói riêng và giáo viên nói chung có cơ hội tự học, tự sáng tạo để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Trang web do Hội đồng Anh sáng lập với các giáo viên có trình độ chun mơn đến từ Vương quốc Anh.

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách tự học, tự tìm kiếm tài liêu, tìm cái học sinh cần biết trên mạng. Đối với học sinh giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm tư liệu, hình ảnh, đoạn phim qua cơng cụ tìm kiếm bằng giọng nói. Học sinh có thể thực hành tìm kiếm tư liệu ở nhà, bên cạnh đó thầy cô giới thiệu học sinh các trang như violympic.vn, ioe.go.vn… để học sinh vừa học, vừa chơi vừa nâng cao kiến thức. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm tư liệu trên máy tính qua các tiết tin học hoặc tiết học có ứng dụng CNTT. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các bài giảng Elearning để tự học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó, nếu dịch Covid 19 tiếp tục diễn biến phức tạp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tạo tài khoản và học tập qua Zoom, để đảm bảo theo kịp các chương trình giáo dục.

Ban lãnh đạo các trường THCS các xã đặc biệt khó khăn huyện Lục Nam cần thực sự quan tâm đến chất lượng đội ngũ, nắm được điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tiễn. Đội ngũ giáo viên phải có nhận thức đúng đắn và tích cực trong việc tự học, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT; tham gia đầy đủ các buổi tập huấn với tinh thần, ý thức trách nhiệm cao. Tổ chức cho giáo viên được tham quan học tập các mơ hình ứng dụng CNTT tiên tiến trên toàn quốc, giúp giáo viên học tập, trao đổi kinh nghiệm.

CSVC nhà trường đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học như có phịng máy tính, có máy chiếu hoặc tivi, có phủ sóng wifi tồn trường. Đời sống xã hội phát triển, học sinh hoặc người thân của học sinh có điện thoại Smart phone, máy tính bảng hoặc máy tính để thực hành tìm kiếm thơng tin, tự học và tham gia các buổi học Zoom.

Nhà trường tìm, giới thiệu, định hướng một số nguồn tài liệu, học liệu mở phục vụ cho việc tự học tập, bồi dưỡng của giáo viên được tập trung và đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)