Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 48 - 50)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

* Mục tiêu tổng quát:

Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011 - 2016 đặt mục tiêu đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trường được bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; hướng tới trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.

đời sống nhân dân được nâng cao từng bước đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức cao của vùng đồng bằng sông Hồng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Mục tiêu cụ thể

GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2015. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 3.500 - 4.000USD, đến năm 2020 đạt khoảng 6.500 - 7.000USD,. Trong đó với cơ cấu kinh tế: dịch vụ khoảng trên 38%, nông, lâm, ngư nghiệp 3 - 4%, công nghiệp và xây dựng 58 - 60%.. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2020 Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp mạnh của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 17,24%/năm; thu ngân sách tăng nhanh, từ 100tỷ đồng năm 1997 lên 12.695tỷ đồng năm 2012.

Hiện tại Vĩnh Phúc có 24 Khu, cụm Công nghiệp khác nhau. Tính đến 30-6- 2012, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 121 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 2.432,7triệu USD (trong đó: vốn đầu tư mới là 1.946,9triệu USD và tăng vốn là 510,8triệu USD); vốn thực hiện là 1.101,75 triệuUSD, chiếm tỷ lệ 45,3% so với tổng vốn đăng ký đầu tư. Quy mô vốn bình quân một dự án là 20,1 triệu USD/dự án và diện tích đất sử dụng cho các dự án là 594,35 ha, bình quân đạt 4,1 triệuUSD/ha đất sử dụng. Các dự án FDI đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỷ trọng đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP tăng khá mạnh từ 8,6% năm 1997 lên 39,9% năm 2011. Sự đóng góp của FDI đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1997 - 2011 đạt 17,2%/năm, trong khi đó cả nước tăng 7,51% cùng giai đoạn (năm 2012 là năm khó khăn nhất kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp 2,52%, bằng với kế hoạch sau khi điều chỉnh). Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 17,7%/năm, đóng góp quan trọng tăng tỷ lệ khu vực công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trung bình các giai đoạn chiếm tỷ lệ trên 80%); giá trị sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc năm 1997 xếp thứ 45 đến nay xếp thứ 7 cả nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vào thu ngân sách chiếm khoảng 80 - 85%, hiện nay xếp thứ 8 cả nước. Các doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào giá trị xuất khẩu của các giai đoạn, bình quân khoảng 85 - 90% sản phẩm xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tạo ra 110.824 lao động, trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 40.723 lao động, chiếm tỷ lệ 36,7%. Trong khi đó, 38 doanh nghiệp nhà nước chỉ tạo ra 4.500 việc làm và các doanh nghiệp dân doanh thu hút 65.601 lao động và tạo ra hàng trăm ngàn lao động gián tiếp khác như dịch vụ, xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)