Khái quát về thị trường Ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 45 - 47)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Khái quát về thị trường Ngân hàng tại Việt Nam

Ngành ngân hàng Việt Nam ra đời cách đây hơn 60 năm, nhưng phát triển mạnh chỉ trong 10 năm gần đây. Khi đất nước ta mở cửa nền kinh tế, từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá thị trường, và tiến tới nền kinh tế thị trường. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh(GDP)từ năm 2010-2012 tăng bình quân khoảng 5,5%/năm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mốc năm 2008, GDP đầu người của Việt nam đã vượt qua ngưỡng 1.000USD/người/năm đã mở ra cho ngành Ngân hàng, và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính tiềm năng phát triển rất lớn. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngày càng gia tăng và đa dạng. Dịch vụ ngân hàng, là một trong những ngành dịch vụ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính, giúp các doanh nghiệp vươn ra khu vực và thế giới. Vì vậy nó cũng là cầu nối nền tài chính nước ta, tiếp cận với nền tài chính thế giới, tạo cơ hội cho sự phát triển của ngành dịch vụ ngân hàng Việt Nam.

Xu hướng hội nhập của nền kinh tế quốc tế của mọi quốc gia là thương mại quốc tế, muốn có ngành thương mại phát triển thì không thể nào thiếu được các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giúp ngành thương mại phát triển hơn, ngành thương mại, muốn tiếp cận với nền thương mại quốc tế, thì phải có sự hỗ trợ của ngành Ngân hàng, cụ thể là dịch vụ ngân hàng. Nó kết nối giữa thương mại trong nước và quốc tế vì thế trong những năm gần đây ngành ngân hàng phát triển dịch vụ ngân hàng rất mạnh.

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các Ngân hàng Việt Nam. Trong đàm phán gia nhập WTO, dịch vụ ngân hàng phải chịu sức ép mở cửa rất lớn. Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng, để các nhà ngân hàng đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt nam. Vì vậy, ngành ngân hàng của Việt Nam phải tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Ngân hàng. Trên thị trường Ngân hàng Việt Nam tính đến cuối

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năm 2012 đã có rất nhiều loại hình ngân hàng được thành lập như Ngân hàng vốn 100% nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng quốc doanh,... đều hoạt động trên cùng nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp chủ lực trên thị trường tài chính. Ngoài nhiệm vụ kinh doanh phi lợi nhuận cho bản thân ngân hàng còn làm nhiệm vụ cung cấp vốn và sản phẩm dịch vụ tài chính cho nền kinh tế. Tính đế thời điểm hiện tại các loại hình kinh doanh của ngân hàng đã phủ kín 64 tỉnh thành của Việt Nam.

Bảng 3.1: Bảng một số chỉ tiêu tiền tệ tín dụng ngành Ngân hàng Việt Nam

Đơn vị : tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 % Tăng trƣởng so với năm trƣớc Năm 2010 % Tăng trƣởng so với năm trƣớc Năm 2011 % Tăng trƣởng so với năm trƣớc 1 Tổng số vốn huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trong nước

1.799.222 29,88 2.789.184 36,24 3.125.961 12,39

2 Tổng dư nợ tín

dụng (cho vay) 1.869.255 39,57 2.475.535 32,43 2.803.193 14,33 3 Tổng phương

tiện thanh toán 2.092.447 28,99 2.789.184 33,30 3.125.961 12,07

4 Dịch vụ thu 5.766 7.460 29,38 8.879 19,02

5 Dịch vụ chi 6.896 9.921 43,87 11.859 19,53

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2009,2010,2011

Theo dự báo đến năm 2020, Tất cả người dân Việt Nam được hưởng ít nhất một dịch vụ của ngân hàng. Ngành ngân hàng Việt Nam được chính phủ tạo mọi điều kiện để phát triển và khai thác thị trường tiền tệ hiệu quả nhất, mở rộng kinh doanh vươn ra nước ngoài để đa dạng các loại hình kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh đó ngành ngân hàng trong nước phải nâng cao được năng lực cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh và nước ngoài, tạo thế chủ động hơn chuẩn bị bước vào môi trường cạnh tranh khốc nhiệt hơn về sản phẩm dịch vụ ngân hàng khi ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Viêt Nam. Trên thực tế cho thấy trong những năm gần

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đây tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng đặc biệt là chất lượng sản phẩm dịch vụ được cải thiện tốt, hiện đại được sánh vai với các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)