Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 47 - 48)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2.1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ Sông Hồng thuộc Trung du và miền núi phía bắc, Phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo, Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô, Phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng, Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội. Diện tích tự nhiên, là 1.231,76 km², dân số 1.014.488 người, gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 113 xã, 24 phường và thị trấn. Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo.

Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Sông ngòi chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.

Do đặc điểm vị trí địa lý Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam. Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 819 người/km2. Số dân thành thị chiếm khoảng 13.9% dân số toàn tỉnh. So với các tỉnh trong khu vực thì Vĩnh Phúc có mật độ dân số khá cao, đây là điều kiện tốt để kinh doanh các dịch vụ ngân hàng có hiệu quả. Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp trong những năm qua Vĩnh Phúc đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ đây là điều kiện thuận lợi cho các ngành ngân hàng dịch vụ phát triển. Vĩnh Phúc có các khu di tích lịch sử tầm cỡ quốc gia như khu di tích Tây Thiên, Thiền viện Trúc

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lâm, Đền Tháp Bút Sơn, Khu nghỉ dưỡng Tam Đảo, vườn bảo tồn quốc gia Tam Đảo,.. là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch tâm linh kết hợp với du lịch sinh thái.

Trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã giành nhiều thành tựu quan trọng, tạo đà cho các bước tăng tốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh. Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông đang chuyển đổi cơ cấu sang công nghiệp. Năm 1997 cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%, thu ngân sách đạt gần 100tỷ đồng. Năm 2004 có cơ cấu kinh tế là công nghiệp (49,7%); dịch vụ (26,2%); nông nghiệp (24,1%); Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8 năm (1997-2004) là 16,6% Năm 2006, Vĩnh Phúc đã vươn lên đứng thứ 9 trong các tỉnh thành trên cả nước về thu ngân sách với 4.027tỷ đồng. Với hàng trăm doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với tổng mức vốn đầu tư khoảng gần 600 triệu USD và 15.600tỷ đồng, được đầu tư ở 14 cụm, khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí, du lịch trên khắp địa bàn. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Cuối năm 2011 tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp-xây dựng 56,03%, dịch vụ 30,23%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 13,74%. Thu ngân sách 15.800 tỷ; thu nhập bình quân đầu người khoảng 2000 USD, tăng 15 lần so với năm 1997. Thu hút được 681 dự án, trong đó có 127 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 2.420triệu USD và 554 DDI dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 32.829,8tỷ.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 47 - 48)