9. Bố cục của luận văn
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.1.1. Bảo đảm tính pháp lý và tính khoa học
Để quản lý xây dựng trường học nói chung và quản lý xây dựng trường THĐCQG nói riêng, các giải pháp cần đảm bảo tính pháp lý, nghĩa là phải phù hợp với quan điểm, chủ trường, chính sách phát triển giáo dục trong tình hình mới của Đảng, nhà nước về giáo dục. Ngoài ra các biện pháp này phải đảm bảo tính khoa học, tức là phải phù hợp với các lý thuyết về khoa học quản lý, phù hợp với tình hình đổi mới giáo dục hiện nay, phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của địa phương, phù hợp điều kiện phát triển của từng trường và nhu cầu học tập của nhân dân.
Tại Kế hoạch số 42/KH-SGDĐT ngày 11/01/2021 của Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau về đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025, đưa ra những quan điểm chỉ đạo chụ thể như sau:
Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là chủ trương lớn mang tính chiến lược của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và của ngành giáo dục nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất cũng như đội ngũ CBQL, GV và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Yêu cầu đó phải được quán triệt cả về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân ở các địa phương; phải đặt dưới sự lãnh chỉ đạo toàn diện sâu sắc của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, cộng đồng trách nhiệm của các Đồn thể, các tổ chức chính trị xã hội…
Tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, khơng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp. Tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng công nhận lại, không để trường lớp xuống cấp, hư hỏng dẫn đến không đảm bảo tiêu chuẩn đã được công nhận. Trong thực hiện phải gắn chặt mục tiêu phổ cập giáo dục và chống mù chữ, gắn với các
nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương và công tác xây dựng nông thôn mới.
Việc đầu tư xây dựng phải thực hiện đảm bảo phù hợp với công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp. Mạng lưới trường lớp được phân bổ trên địa bàn phải hợp lý, vừa đáp ứng việc học tập của học sinh, vừa phù hợp với việc phân bố dân cư lâu dài và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải hướng tới mục tiêu là giúp các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau xây dựng được trường ĐCQG theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT. Để thực hiện Thông tư này, các trường tiểu học cần bám sát Thông tư 17, căn cứ vào 5 tiêu chuẩn và những yêu cầu cần đạt trong mỗi mức độ ở các tiêu chuẩn để xác lập mục tiêu xây dựng trường THĐCQG.
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất cần tham khảo các cơng trình nghiên cứu khác; biết tiếp thu có chọn lọc những biện pháp mà các nghiên cứu về trường THĐCQG đã đề xuất cũng như triển khai có hiệu quả.
Để đảm bảo nguyên tắc này, tác giả đã tiến hành đọc tài liệu liên quan cũng như đi khảo sát thực tế ở những trường THĐCQG và những trường đã ĐCQG cử huyện, địa bàn khác ở tỉnh Cà Mau cũng như nghiên cứu các báo cáo tổng kết về trường THĐCQG khác.
3.1.4. Bảo đảm tính thực tiễn
Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo. Trường đạt chuẩn quốc gia là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Các cấp học, bậc học đều được UBND huyện phê duyệt Đề án quy hoạch mạng lưới trường, lớp. Với mục tiêu đề ra của Đề án quy hoạch là: xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tiến đến xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã được cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đưa vào nghị quyết, xem đó là một trong những mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương.
Công tác xây dựng trường THĐCQG cần phải phù hợp với thực tiễn của địa phương.
3.1.5. Bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ
Các biện pháp đề xuất bảo đảm tính hệ thống, giúp người quản lý tiến hành các hoạt động quản lý của mình một cách khoa học, tức là những hoạt động quản lý của họ phải dựa trên những tri thức của khoa học quản lý giáo dục. Các biện pháp quản lý phải được xác định và dựa trên một chu trình khép kín, bao gồm các khâu cơ bản tương tác, đan xen nhau. Trên cơ sở mối quan hệ qua lại giữa các chức năng quản lý, người quản lý phải biết điều chỉnh hoạt động quản lý của mình một cách toàn diện, hệ thống, phù hợp với thực tiễn nhà trường.
Các biện pháp quản lý xây dựng trường THĐCQG phải được tiến hành đồng bộ, nhịp nhàng, tạo ra sức mạnh tổng hợp, bảo đảm thành công trong quản lý xây dựng trường THĐCQG bằng các nội dung quản lý theo 5 tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự đồng bộ của các biện pháp thể hiện không chỉ trong mối quan hệ hữu cơ giữa các biện pháp, mà còn trong bản thân mỗi biện pháp và việc xác định tính đồng bộ phụ thuộc vào sự nhạy cảm của nhà quản lý. Nếu khơng tiến hành đồng bộ, các biện pháp khơng có sự liên hồn và hỗ trợ lẫn nhau, dẫn đến cơng tác xây dựng trường THĐCQG mang tính nửa vời.
Nếu các biện pháp quản lý đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ thì khơng những nó giúp nhà quản lý dễ tiếp thu, vận dụng mà cịn có khả năng giúp nhà quản lý tiếp tục nâng cao và phát huy năng lực quản lý về sau.
Các biện pháp quản lý xây dựng trường THĐCQG được sự đồng tình của cán bộ quản lý các cấp, giáo viên, sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp của các ngành, các cấp chính quyền địa phương cùng với sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân và cha mẹ HS.
3.1.6. Bảo đảm tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp xây dựng THĐCQG phải phù hợp với khả năng thực tế của từng nhà trường, của tập thể sư phạm và được thống nhất trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, ban ngành, các đồn thể và nhân dân. Như vậy, mới tạo ra sức mạnh nội lực để thực hiện được các yêu cầu của 5 tiêu chuẩn theo Bộ giáo dục và đào tạo quy định.