9. Bố cục của luận văn
2.1. Khái quát về kinh tế-xã hội và giáo dục huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau Mau
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau Mau huyện Năm Căn, còn lại 3 phía giáp với biển với chiều dài bờ biển là 98 km. Huyện có dân số 19.459 hộ với 77.033 người; có 07 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Rạch Gốc, xã Tam Giang Tây, xã Tân Ân, xã Tân Ân Tây, xã Viên An, xã Viên An Đông, xã Đất Mũi.
Về các loại hình kinh tế: Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, địa hình, trải qua các thời kỳ lịch sử, cư dân không ngừng đấu tranh để phát triển sản xuất. Trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản con tôm là chủ yếu.
Trên cơ sở phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ - du lịch và nhờ có hệ thống giao thông thuỷ, bộ thuận tiện, việc buôn bán ở thị trấn ngày càng sầm uất.
Về văn hoá, xã hội: Do đặc điểm tự nhiên và lịch sử hình thành. Cùng với sự
thông thương đường bộ, đường thuỷ, đời sống văn hoá ở đây khá phong phú và đa dạng. Nhiều câu lạc bộ đờn ca tài tử được thành lập và phát triển. Đặc biệt là đờn ca tài tử nam bộ đã trở thành một di sản văn hoá phi vật thể. Các phong tục tập quán, lễ nghi của văn hoá Việt được bảo tồn khá rõ nét.
Huyện Ngọc Hiển là huyện cuối cùng trên bản đồ của đất nước Việt Nam, có Mũi Cà Mau là điểm mốc quốc gia cuối cùng trên đất liền về phía Nam (có ý nghĩa như Mục Nam Quan ở biên giới phía Bắc).
Khu vực Mũi Cà Mau là điểm cuối cùng của tuyến đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 1 nối dài) đã được đầu tư hoàn thiện. Trên địa bàn huyện đang triển khai Dự án Nhà máy điện gió Khu du lịch Khai Long – giai đoạn I và công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau.
Trên vùng biển huyện Ngọc Hiển có cụm đảo Hòn Khoai cách đất liền khoảng 14 km. Ngọc Hiển rất thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ, du lịch sinh thái, trồng rừng ngập mặn, phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.