9. Bố cục của luận văn
2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Từ đó có những biện pháp cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.
2.2.2. Đối tượng khảo sát, địa bàn khảo sát
- Cán bộ quản lý (phịng GD &ĐT huyện, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) và Giáo viên của 10/17 trường tiểu học trên địa bàn huyện Ngọc Hiển.
Số lượng: Tổng số 152, trong đó: Cán bộ quản lý các trường (Hiệu trưởng, P.hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn): 31; Giáo viên: 121
- Các trường khảo sát: 10/17 trường tiểu học, gồm 02 trường tại thị trấn Rạch Gốc, 04 trường trong các xã đạt chuẩn nơng thơn mới, 04 trường khó khăn.
Bảng 2.1. Danh sách các trường tiểu học khảo sát
Stt Tên trường Số CBQL
( HT,PHT,TTCM) Số GV
1 TH1 thị trấn Rạch Gốc 03 12 2 TH2 thị trấn Rạch Gốc 03 13
3 TH1 xã Tam Giang Tây 03 12
4 TH3 xã Tam Giang Tây 03 12
5 TH1 xã Tân Ân Tây 03 12
6 TH3 xã Tân Ân Tây 03 12
7 TH xã Tân Ân 03 12
8 TH2 xã Viên An Đông 03 12
9 TH3 xã Viên An Đông 03 12
10 TH3 xã Đất Mũi 04 12
2.2.3. Nội dung khảo sát
- Thực trạng xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
- Thực trạng quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Với đề tài này, tác giả sử dụng chủ yếu là phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để điều tra về thực trạng xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau và thực trạng quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
+ Các cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát trả lời phiếu độc lập. + Với bản tự đánh giá các tiêu chuẩn theo Thông tư 17, Ban Giám hiệu nhà trường trao đổi, thảo luận với nhau và tự đánh giá các tiêu chuẩn, tiêu chí theo các mức độ.
- Sử dụng phương pháp Phỏng vấn sâu một số CBQL,GV về thực trạng của vấn đề nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu đề tài.
- Sử dụng Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo các bản báo cáo tổng kết năm học của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các trường, kế hoạch năm học của trường, ngành và một số báo cáo hội thảo về công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
2.2.5. Công cụ khảo sát
Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi làm để thu thập thông tin nhằm làm rõ các nội dung nghiên cứu. Có 2 bộ cơng cụ khảo sát: Thứ nhất là phiếu khảo sát dành cho các cán bộ quản lý và giáo viên; Thứ hai là phiếu tự đánh giá theo các tiêu chuẩn dành cho Ban Giám hiệu.
Phiếu khảo sát dành cho các cán bộ quản lý và giáo viên trường TH bao gồm:
- Thơng tin cá nhân: giới tính, độ tuổi, thâm niên cơng tác, trình độ, vị trí việc làm.
- Sự cần thiết xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia: được đánh giá theo 4 mức: 1. Khơng cần thiết; 2. Ít cần thiết; 3. Khá cần thiết; 4. Rất cần thiết.
- Nhận thức về ý nghĩa của việc xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia được đánh giá theo 5 mức: 1. Hoàn tồn khơng đồng ý; 2. Phần lớn khơng đồng ý; 3. Phân vân (nửa đồng ý, nửa không đồng ý); 4. Phần lớn đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý.
- Đánh giá về các điều kiện xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia được đánh giá theo 4 mức: 1. Yếu; 2. Trung bình; 3. Khá; 4. Tốt.
- Đánh giá về thực trạng quản lý xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia được đánh giá theo 5 mức: 1. Hồn tồn khơng đồng ý; 2. Phần lớn khơng đồng ý; 3. Phân vân (nửa đồng ý, nửa không đồng ý); 4. Phần lớn đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý.
- Đánh giá sự tác động của các yếu tố đến công tác quản lý xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia được đánh giá theo 4 mức: 1. Khơng tác động; 2. Tác động ít; 3. Tác động vừa; 4. Tác động nhiều.
- Phiếu tự đánh giá theo các tiêu chuẩn dành cho Ban Giám hiệu các trường TH: được đánh giá theo hướng dẫn của Thông tư 17, cụ thể theo 4 mức: 1. Chưa đạt; 2. Đạt mức 1; 3. Đạt mức 2; 4. Đạt mức 3.
- Trình độ của cán bộ quản lý và giáo viên: đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Thâm niên công tác: Các đối tượng tham gia khảo sát có thâm niên trải rộng và tập trung nhiều hơn vào các khoảng: “dưới 5 năm”, “từ 5 năm đến 10 năm”, “từ 11 năm đến 15 năm”, “từ 20 năm trở lên”.
Với những đặc điểm mẫu như trên, nghiên cứu có thu thập được thông tin khách quan phản ánh những đặc điểm cơ bản trong việc xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
2.2.6. Xử lý số liệu khảo sát
- Dữ liệu thu thập được từ phiếu khảo sát được xử lý theo phương pháp thống kê tốn học (thơng qua chương trình phần mềm SPSS phiên bản 22.0).
- Các thông số thống kê chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là thống kê mơ tả: điểm trung bình, độ lệch chuẩn, số lượng, phần trăm.
* Cách đánh giá:
Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo khoảng, vì vậy cách đánh giá như sau:
(1). Quy ước thang đo 4 mức theo điểm trung bình như sau: + Mức 4: >3,25 – 4,0: mức tốt
+ Mức 3: >2,5 – 3,25: mức khá
+ Mức 2: >1,75 – 2,5: mức trung bình + Mức 1: 1- 1,75 : mức yếu
Gồm: - Nhận thức về sự cần thiết và ý nghĩa của việc xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia:
+ Không cần thiết / Ít cần thiết/ Cần thiết/ Rất cần thiết + Không đồng ý / Phân vân / Đồng ý /Rất đồng ý
- Đánh giá về điều kiện xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia: + Yếu/ Trung bình/ Khá/ Tốt
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia:
+ Khơng tác động/ Ít tác động/ Tác động vừa/ Tác động nhiều
(2). Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia theo 5 mức: 1.00 – 1.80: Kém 1.81 – 2.60: Yếu 2.61 – 3.40: Trung bình 3.41 – 4.20: Khá 4.21 – 5.00: Tốt