9. Bố cục của luận văn
2.3. Thực trạng xây dựng trườngtiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện
2.3.4. Thực trạng các điều kiện xây dựng trườngtiểu học đạt chuẩn quốc gia
2.3.3.6. Kết quả tự đánh giá các trường tiểu học theo các mức
Trên cơ sở tự đánh giá 5 tiêu chuẩn, các trường đã tự đánh giá kết quả chung theo các mức. Kết quả khảo sát ở Bảng 2.9 dưới đây cho thấy hầu hết các trường tự đánh giá ở mức 1 (7/10); chỉ có 3 trường tự đánh giá ở mức 2. Như vậy, điều kiện để xây dựng trường THĐCQG ở huyện Ngọc Hiển khá ít. Những trường chỉ đạt mức 1 cần nỗ lực cố gắng cải thiện một số tiêu chí cịn hạn chế trong các tiêu chuẩn.
Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả tự đánh giá các trường tiểu học theo các mức
Các mức đánh giá Số lượng Phần trăm
Mức 1 14 82.4
Mức 2 03 17.6
Mức 3 0 0
Mức 4 0 0
Nhìn chung tổng thể, để xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia cần cải thiện ở các tiêu chí: “Khối lớp và tổ chức lớp học”, “Đối với nhân viên” và hầu hết các tiêu chí ở tiểu chuẩn 3 “cơ sở vật chất và thiết bị dạy học”.
2.3.4. Thực trạng các điều kiện xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau gia trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Để xây dựng trường Th đạt chuẩn quốc gia, các điều kiện hỗ trợ đóng vai trị quan trọng. Kết quả khảo sát vấn đề này được trình bày ở Bảng 2.10.
Bảng 2.10. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về điều kiện xây dựng trường THĐCQG
Điều kiện CBQL Giáo viên Chung
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1. Cơ sở vật chất (diện tích nhà trường, phịng học, nhà vệ sinh, sân chơi, phòng chức năng...)
3.16 0.90 3.26 0.71 3.24 0.75
2. Năng lực quản lý của ban giám hiệu 3.48 0.77 3.57 0.55 3.55 0.60 3. Trình độ chun mơn của giáo viên 3.71 0.59 3.85 0.38 3.82 0.43 4. Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa 3.48 0.57 3.53 0.52 3.52 0.53
Điều kiện CBQL Giáo viên Chung
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
phương
5. Sự hỗ trợ của phụ huynh 3.42 0.62 3.42 0.51 3.42 0.53 6. Sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT 3.29 0.69 3.36 0.58 3.35 0.60 Theo kết quả ở Bảng 2.10, cho thấy các điều kiện được đánh giá ở các mức khác nhau; trong đó, “Trình độ chun môn của giáo viên” được đánh giá là tốt nhất. Đối với giáo viên TH, theo Luật giáo dục 2019 thì chuẩn GVTH phải đạt là đại học. Trong những năm qua, các trường TH đã thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên.
Về năng lực quản lý của ban giám hiệu, cũng là yếu tố được đánh giá khá cao, với ĐTB trên 4.5. Thực tế tại huyện Ngọc Hiển, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường TH ln có ý thức rèn luyện phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, công tác tổ chức quản lý các trường trong thời gian qua đã triển khai thực hiện tốt. Công tác công khai, dân chủ các hoạt động trong nhà trường tạo niềm tin cho phụ huynh cùng nhau hỗ trợ nhà trường trong việc đẩy mạnh trường chuẩn quốc gia. Ban giám Hiệu nắm rõ chương trình chuyển khai đến giáo viên tạo năng lực phát triển chất lượng giáo dục nhà trường. Các trường không ngừng đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức nhiều hội thảo chuyên môn ở các cấp từ tổ đến trường; tổ chức tốt việc kiểm tra, giá xếp loại giáo viên hàng năm theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo khách quan.
Về sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, cũng là yếu tố được đánh giá cao. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã được Ủy ban nhân dân huyện và hệ thống chính trị các xã trên địa bàn huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng. Việc thực hiện công tác xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia được các trường TH xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm là đã tích cực triển khai tổ chức thực hiện. Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã được đưa vào Nghị quyết đại hội Đảng, là nhiệm vụ hàng năm của các cấp. Điển hình Uỷ ban nhân dân huyện đã sử dụng ngân sách quận để tăng cường đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất.
Điều kiện được đánh giá hạn chế nhất là “Cơ sở vật chất (diện tích nhà trường, phòng học, nhà vệ sinh, sân chơi, phòng chức năng ...)”. Trong thực tế, số
phịng học, đã có, song diện tích cịn chật hẹp. Các phịng chức năng như phòng âm nhạc, văn phịng, phịng y tế, phịng phó hiệu trưởng, nhân viên .... chưa có thiết bị đầy đủ. Cơng trình vệ sinh ở các điểm trường là xây dựng chưa đạt yêu cầu. Trang thiết bị phịng học, máy tính để giáo viên sử dụng trong việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn thiếu, sân chơi chưa đảm bảo.
Trong nội dung khảo sát này, ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên khá thống nhất với nhau. ĐTB ở các nhận định của 2 nhóm đối tượng khảo sát này có sự chênh lệch nhưng không đáng kể.