Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 61 - 64)

9. Bố cục của luận văn

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Trong thời gian qua, toàn ngành đã quan tâm chỉ đạo và thực hiện công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đạt kết quả đáng khích lệ nhưng so với yêu cầu vẫn cịn có những khó khăn, hạn chế cần khắc phục:

- Vấn đề khó khăn nhất trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là nguồn lực đầu tư tại địa phương cịn nhiều khó khăn, đời sống nhân dân cịn thấp; việc huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng trường đạt chuẩn là vấn đề bức bách của huyện, của mỗi trường học. Ngân sách đầu tư của huyện, của tỉnh không đủ để đáp ứng theo yêu cầu.

- Việc quy hoạch phát triển cơ sở vật chất trường học ở nhiều đơn vị trước đây chưa tính đến chiến lược lâu dài nên nhiều trường có quy mơ nhỏ, diện tích chật hẹp, không mở rộng thêm trong khi nhu cầu tuyển sinh thì cịn nhiều, nhất là các trường ở thị trấn hoặc ở trong tâm xã.

- Việc phối hợp giữa nhà trường với các ban, ngành lien quan trên địa bàn có lúc, có nơi chưa đồng bộ, chưa cụ thể, dẫn đến việc huy động tối đa sự tham gia của xã hội, của cộng đồng chăm lo cho giáo dục còn hạn chế.

- Đội nghũ cán bộ, giáo viên chưa thật sự đồng bộ cho nên việc nâng cao chất lượng toàn diện theo hướng đổi mới chưa đạt hiệu quả tối ưu.

- Đời sống cán bộ, giáo viên cịn nhiều khó khăn. Đội ngũ nhân viên y tế, thư viện, thiết bị, văn phòng còn thiếu theo yêu cầu.

- Một số cán bộ quản lý ở các trường có tư tưởng bằng long và thỏa mãn với những kết quả bước đầu nên không nổ lực phấn đấu dẫn đến có những trường đã cơng nhận hơn 5 năm nhưng khơng có kế hoạch kiểm tra để cơng nhận lại.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận đã xác định ở chương 1, ở chương 2 tác giả luận văn tập trung phân tích kết quả khảo sát thực trạng quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Kết quả khảo sát cho thấy công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau luôn nhận sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp lãnh đạo. Hầu hết các cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức được sự cần thiết, ý nghĩa của xây dựng trường THĐCQG và đã đạt được những kết quả nhất định như đã trình bày ở phần ưu điểm (mục 2.6.1).

Bên cạnh các ưu điểm, việc quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau cịn các hạn chế cần có biện pháp tháo gỡ: Một bộ phần cán bộ quản lý và giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của công tác xây dựng trường THĐCQG; Công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia còn một số hạn chế một số mặt; Công tác kiểm tra, đánh giá quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia còn một số bất cập, hạn chế; Sự tham mưu phối hợp giữa các cấp chưa có sự đồng nhất; Khó khăn lớn nhất trong việc xây dựng trường THĐCQG đó là sự hạn chế về cơ sở vật chất.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HIỂN,

TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)