Huy động các nguồn lực xây dựng trườngtiểu học đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 77 - 79)

3.2.5 .Tăng cường quản lý nâng cao chất lượng giáo dục

3.2.6. Huy động các nguồn lực xây dựng trườngtiểu học đạt chuẩn quốc gia

gia

3.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa

Để đáp ứng 5 tiêu chuẩn xây dựng trường THĐCQG, các trường TH cần huy động tối đa các nguồn lực liên quan từ các cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan ban ngành giáo dục đến phụ huynh, các cấp chính quyền. Điều này sẽ tạo ra các nhân tố đồng thuận giữa nhà trường xã hội thực hiện mục tiêu giáo dục, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trường.

Mặt khác, nhà trường thông qua huy động tối đa các nguồn lực sẽ tạo dựng được tâm lực, tài lực, vật lực của cộng đồng để xây dựng trường THĐCQG. Thơng qua xã hội hóa giáo dục góp phần tăng cường q trình chuẩn hóa, hiện đại hóa CSVC các trường TH. Ý nghĩa cao nhất của việc huy động các nguồn lực xã hội là nhằm làm cho toàn xã hội, những người làm công tác giáo dục, gia đình, chính quyền có sự phối hợp thực hiện được “Cơng ước về quyền trẻ em” mà nhà trường đã cam kết thực hiện và luật chăm sóc giáo dục trẻ đã ban hành.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Nhà trường phổ biến quan điểm của Đảng và Nhà nước, các chính sách về XHHGD. Phối hợp cộng đồng trong việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường.

Huy động cộng đồng đầu tư nguồn lực cho mục tiêu xây dựng trường THĐCQG.

Xây dựng cơ chế hợp lý để gắn kết các nhà trường với các cơ sở sản xuất, các đoàn thể xã hội theo mục tiêu nâng cao hiệu quả giáo dục cho HS. Xây dụng co chế phối hợp liên ngành để thực hiện hiện hiệu quả các mục tiêu xã hội hóa giáo dục là điều rất cần thiết.

3.2.6.3. Cách thực hiện hiện pháp

Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục, công tác xã hội giáo dục, trách nhiệm tham gia giáo dục của Đảng ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng kinh tế, xã hội, phụ huynh học sinh đối với nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ tại địa phương. Trong đó, Đảng ủy, chính quyền địa phương giữ vai trị quyết định trong hệ thống các quan hệ quản lý đối với cuộc vận động xã hội hóa cơng tác giáo dục.

Các trường học và cơ quan quản lý giáo dục các cấp cần tham mưu để Đảng ủy, Hội đồng nhân nhân, Ủy ban nhân dân các cấp có văn bản chỉ đạo việc tổ chức Đại hội giáo dục các cấp, theo đó phải làm tốt cơng tác tham mưu để những nội dung quan trọng cần thiết của địa phương được đưa vào thảo luận trong Đại hội và tìm cách giải quyết như cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học. Đặc biệt chú trọng đầu tư xây đựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học đảm bảo điều kiện để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở từng địa phương.

3.2.6.4.Điều kiện thực hiện

Hàng năm, phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu, chỉ đạo tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, cần làm cho ngày này trở thành ngày hội của các trường, ngày hội của cha mẹ HS, của nhân dân trong địa phương.

Phòng GD&ĐT chủ động phối hợp với ngành y tế, văn hóa - thơng tin và các ngành có liên quan để tạo ra những tác động tổng hợp đến nhận thức của mọi người. Trong qua trình phối hợp, ngồi những hình thức mang tính truyền thống như tổ chức các khóa học tập, triển khai các Nghị quyết, văn bản có liên quan đến giáo dục, cần có những hình thức tun truyền tích cực như biên soạn các tài liệu ngắn gọn, các tờ rơi phát cho cha mẹ học sinh, các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế - xã hội. Cung cấp nội dung tuyên truyền trên hệ thông loa thông tin, bản tin, pano, áp phích, góc tun truyền tại các trường.

Các trường cần tham mưu cho chính quyền các cấp chỉ đạo xây dựng mạng lưới tuyên truyền, tuyên truyền trong quần chúng nhân dân và cha mẹ HS về mơ hình trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, cần nêu rõ để cha mẹ HS hiểu

được những tiêu chuẩn đã đạt được, những tiêu chuẩn còn thiếu hay chưa đạt để mọi người hiểu và tham gia xây dựng trường THĐCQG của đơn vị.

Nhà trường cần tổ chức xây dựng chương trình phối hợp thường xuyên giữa nhà trường và gia đình. Nhà trường tuyên tuyền, vận động cha mẹ HS xây dựng mơi trường gia đình thân thiện, mọi thành viên trong gia đình u thương, tơn trọng lẫn nhau. Gia đình tạo điều kiện về thời gian, hình thành ý thức tự giác, kỹ năng cho trẻ; phân công, hướng dẫn trẻ đảm nhận một số việc thích hợp nhằm rèn luyện ý thức tự lập, kỹ năng sống cũng như biết cảm thông, chia sẻ với người khác.

Nhà trường làm tốt công tác tham mưu cho hội đồng giáo dục cấp cơ sở, tham mưu cho cấp ủy và Chính quyền địa phương, các ban ngành về chủ trương xây dựng và các giải pháp huy động các nguồn lực phát triển nhà trường trên địa bàn nói chung và xây dựng trường THĐCQG nói riêng.

Vận động các nhà khoa học, các nhà giáo dục có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục mầm non hiến kế xây dựng phát triển nhà trường, cung cấp thông tin, sách báo về giáo dục, trao đổi nói chuyện với đội ngũ GV về chuyên mục phát triển giáo dục tiểu học. Đồng thời tư vấn, trò chuyện với cha mẹ HS về phương pháp giáo dục HS ở gia đình.

Nhà trường tranh thủ huy động sự tham gia tự nguyện của gia đình, cộng đồng, các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, các tổ chức cá nhân nhằm tăng cường cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục của trường.

Để đẩy mạnh hơn nữa q trình xã hội hóa giáo dục, các trường TH cần thực hiện một cách đồng bộ hàng loạt các nội dung nêu trên, nhưng muốn thực hiện được biện pháp này, nhà trường phải phát huy được hết tác dụng của nhà trường vào đời sống cộng đồng. Muốn vậy, các trường tiểu học phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục để thuyết phục các lực lượng xã hội.

3.2.7. Đảm bảo quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)