9. Bố cục của luận văn
3.1.5. Bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ
Các biện pháp đề xuất bảo đảm tính hệ thống, giúp người quản lý tiến hành các hoạt động quản lý của mình một cách khoa học, tức là những hoạt động quản lý của họ phải dựa trên những tri thức của khoa học quản lý giáo dục. Các biện pháp quản lý phải được xác định và dựa trên một chu trình khép kín, bao gồm các khâu cơ bản tương tác, đan xen nhau. Trên cơ sở mối quan hệ qua lại giữa các chức năng quản lý, người quản lý phải biết điều chỉnh hoạt động quản lý của mình một cách toàn diện, hệ thống, phù hợp với thực tiễn nhà trường.
Các biện pháp quản lý xây dựng trường THĐCQG phải được tiến hành đồng bộ, nhịp nhàng, tạo ra sức mạnh tổng hợp, bảo đảm thành công trong quản lý xây dựng trường THĐCQG bằng các nội dung quản lý theo 5 tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự đồng bộ của các biện pháp thể hiện không chỉ trong mối quan hệ hữu cơ giữa các biện pháp, mà còn trong bản thân mỗi biện pháp và việc xác định tính đồng bộ phụ thuộc vào sự nhạy cảm của nhà quản lý. Nếu không tiến hành đồng bộ, các biện pháp không có sự liên hoàn và hỗ trợ lẫn nhau, dẫn đến công tác xây dựng trường THĐCQG mang tính nửa vời.
Nếu các biện pháp quản lý đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ thì không những nó giúp nhà quản lý dễ tiếp thu, vận dụng mà còn có khả năng giúp nhà quản lý tiếp tục nâng cao và phát huy năng lực quản lý về sau.
Các biện pháp quản lý xây dựng trường THĐCQG được sự đồng tình của cán bộ quản lý các cấp, giáo viên, sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp của các ngành, các cấp chính quyền địa phương cùng với sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân và cha mẹ HS.