Nâng cao năng lực thể chế, thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 96 - 102)

23 Theo Herb Cochran và Fred Burke, Hội nghị về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam: từ Phê chuẩn tới Thực hiện, Vĩnh Phúc, tháng 3/2016.

3.3.1. Nâng cao năng lực thể chế, thực thi pháp luật

a. Về cải cách thể chế

Tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định. Để tận dụng cơ hội thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu và từ thực tiễn các nước đều khẳng định rằng thể chế quản trị quốc gia là yếu tố quyết định nhất đến sức cạnh tranh vĩ mô và sự phát triển của một nền kinh tế. Thể chế tốt, bảo đảm nhà nước pháp quyền, quyền dân chủ của người dân và phù hợp với quy luật kinh tế thị trường hiện đại sẽ khơi dậy được cao nhất sức mạnh tổng hợp và các nguồn lực cho sự phát triển.

Yêu cầu mang tính định hướng của cải cách thể chế là cần bảo đảm sự tương thích trong nền chính trị hiện đại giữa các thành tố: Chính trị dân chủ, Nhà nước pháp quyền, Kinh tế thị trường. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới đồng bộ giữa kinh tế và chính trị của Đảng theo tinh thần Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XII. Để có một thể chế tốt, chất lượng cao, phải xác định đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường, doanh nghiệp và xã hội. Theo đó, nhà nước phải thực hiện tốt chức năng kiến tạo phát triển, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô; xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, chiến lược và tổ chức bộ máy quản lý để

tạo môi trường kinh doanh thơng thống, minh bạch, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh công bằng; sử dụng nguồn lực của nhà nước, các chính sách và cơng cụ điều tiết để phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ cơng bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và đời sống người dân. Hiện đại hóa nhà nước cần phải giải quyết các vấn đề liên quan tới ba trụ cột về hiệu lực của nhà nước: xây dựng một bộ máy hành chính đồng bộ, tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ và có tính kỷ luật; áp dụng ngun tắc thị trường trong các quyết sách kinh tế; và tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước thơng qua việc huy động sự tham gia nhiều hơn của người dân trong quá trình ra quyết sách cùng với các cơ chế truy cứu trách nhiệm mạnh mẽ hơn.

Để xây dựng một hệ thống hành chính hợp lý, đồng bộ, xóa bỏ sự chồng lấn về thẩm quyền giữa các cơ quan công quyền, cần phải cải cách mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương; củng cố vai trị trung tâm của Chính phủ trong cơng tác hoạch định chiến lược, điều phối chính sách, theo dõi, đánh giá và truyền thông hiệu quả hoạt động và truy trách nhiệm về thực tiễn thực thi; cải thiện hành chính cơng trên cơ sở định hướng lại dịch vụ cơng cho phù hợp với vai trị mới của nhà nước – từ nhà nước trực tiếp tham gia sản xuất sang nhà nước đề cao vai trò thúc đẩy, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển, thực hiện việc cung cấp dịch vụ công và quản lý điều tiết. Việc áp dụng nguyên tắc thị trường đối với các quyết sách kinh tế cần tăng cường đảm bảo các quyền tài sản, tạo chính sách và khn khổ pháp lý về cạnh tranh và phân định rõ vai trò điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế. Nhà nước cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thơng qua việc xây dựng một cơ chế hữu hiệu về kiểm soát và cân bằng giữa ba nhánh quyền lực, tạo dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân, bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin chính xác và kịp thời của công dân và tăng cường vai trị của các phương tiện thơng tin đại chúng.

Nhằm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp và thị trường, cần thực hiện các yêu cầu sau đây:

§ Áp dụng tư duy thị trường về sở hữu của nhà nước; cần định hướng vai trò

chủ yếu của nhà nước trong nền kinh tế là thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển và vận hành suôn sẻ của thị trường và cung ứng các hàng hóa cơng. Nhà nước cần ban hành chính sách về sở hữu doanh nghiệp Nhà nước tập trung vào tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Điều này đòi hỏi phải áp dụng hạn mức ngân sách cứng và chế độ thơng tin tài chính tin cậy và kịp thời.

§ Công khai minh bạch trong mọi cơ chế quản lý và chính sách phát triển, bảo

đảm ổn định trong vận động theo xu hướng tốt hơn và có thể tiên liệu được đi đôi với phát huy vai trị và trách nhiệm của mọi cơng dân, các chuyên gia độc lập, các nhóm tư vấn, các tổ chức xã hội có quyền tham gia vào việc hoạch định chính sách và phản biện, giám sát việc thực thi chính sách.

§ Tạo lập mơi trường thơng thống cho đầu tư, kinh doanh theo quan điểm

mà pháp luật không cấm. Mọi hạn chế quyền cơng dân chỉ vì mục tiêu quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng như Hiến pháp 2013 đã khẳng định.

b. Về hoàn thiện pháp luật

Việc hoàn thiện pháp luật để thực hiện Hiệp định TPP cần gắn liền với việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam năm đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và triển khai thi hành Hiến pháp 2013. Để đảm bảo thi hành các cam kết trong TPP theo đúng lộ trình, cần tập trung thời gian, nguồn lực và sự ưu tiên cho việc giải quyết đồng bộ các vấn đề liên quan đến ban hành các quy định pháp luật như sau:

Thứ nhất, cần rà soát tổng quan để đánh giá tác động của Hiệp định TPP đến hệ thống

các quy định pháp luật của Việt Nam; xây dựng danh mục và lộ trình cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để phù hợp các cam kết trong TPP. Trên cơ sở các cam kết của Việt Nam trong TPP cần khẩn trương tiến hành đối chiếu so sánh giữa các cam kết trong TPP với các luật đã được Quốc hội phê chuẩn, làm rõ những khác biệt. Những gì mà các cam kết vượt quá các quy định của luật cần làm rõ thật chi tiết cụ thể, chuẩn bị các dự án để trình Quốc hội quyết định.

Thứ hai, ưu tiên ban hành các đạo luật điều chỉnh các vấn đề mang tính nền chung

có lợi cho việc nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước để nội luật hóa vào các quy định pháp luật của Việt Nam. Ngoài ra cũng cần phân loại những quy định chỉ dành riêng cho các nước thành viên TPP để có văn bản hướng dẫn, tránh áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) cho các nước không tham gia TPP.

Thứ ba, đối với các lĩnh vực pháp luật cụ thể cần nâng cao chất lượng ban hành chính

sách, pháp luật theo hướng: (i) Tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan và với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh để bảo đảm chất lượng của dự án, dự thảo văn bản; (ii) Nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản quy định về cơ chế phối hợp, giải quyết tranh chấp thương mại để đảm bảo các cơ quan nhà nước sẵn sàng, chủ động, linh hoạt xử lý một cách có hiệu quả khi có tranh chấp thương mại phát sinh; (iii) Đề cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng, ban hành văn bản; (iv) Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế ở Bộ, ngành và địa phương.

c. Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; coi đây là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế trong điều kiện nước ta chủ động hội nhập quốc tế và cũng là giải pháp chiến lược nhằm tiếp tục xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để tận dụng được thuận lợi, giảm tác động tiêu cực, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP, việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế tri thức trên cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao là một tất yếu. Khi hội nhập quốc tế sâu rộng, chỉ với lực lượng lao động có trí tuệ và kỹ năng bậc cao mới có thể tạo ra giá trị gia tăng nhiều cho các sản phẩm, qua đó tăng năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh, tận dụng được những lợi thế của thời kỳ hội nhập mới và giảm được những tác động tiêu cực cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.

Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy nhà nước địi hỏi Việt Nam cần tiếp tục hồn thiện nhà nước pháp quyền XHCN bằng việc thúc đẩy hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả vận hành thông suốt để giúp doanh nghiệp, người dân dễ dàng tiếp cận được cơ chế, chính sách, làm giảm chi phí; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phịng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đào tạo một đội ngũ cán bộ pháp lý, các nhà quản trị doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập, cạnh tranh và phát triển:

Thứ nhất, cần chú trọng hơn nữa công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ hội

nhập quốc tế nói chung và thực hiện Hiệp định TPP nói riêng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ pháp lý và luật sư để có thể phịng tránh và trong trường hợp cần thiết tham gia vào xử lý các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định này và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khác.

Thứ hai, cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật về hội nhập

quốc tế nói chung và các cam kết trong Hiệp định TPP nói riêng cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác xây dựng chính sách, xây dựng pháp luật góp phần nâng cao chất lượng cơng tác này, đảm bảo thực hiện hiệu quả các cam kết của Việt Nam.

Thứ ba, cần nâng cao năng suất lao động quốc gia trên cơ sở xây dựng và thực hiện

Đề án nâng cao năng suất lao động quốc gia, hướng tập trung vào thực hiện cải thiện y tế, giáo dục; đẩy mạnh phổ cập tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ quản lý và các doanh nghiệp có quan hệ sản xuất kinh doanh với các nước TPP; có chương trình riêng và đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho đội ngũ lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và dịch vụ theo các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và lao động trong TPP. Nhà nước cần tăng cường vai trò trong đảm bảo tiến độ thiết lập cơ sở pháp lý cho lĩnh vực khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, giải quyết các bất cập liên quan đến cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai thực hiện, tham gia quản lý và tài trợ cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D); tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp vào trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo.

Tiếp tục phát triển hệ thống doanh nghiệp thực hiện R&D, ưu tiên tăng cường năng lực sáng tạo nội bộ trong các loại hình doanh nghiệp, từ năng lực thiết kế tới chế tạo, marketing, công nghệ thông tin và R&D; nâng cao hiệu quả đóng góp của các cơ quan nghiên cứu nhà nước với ứng dụng đổi mới, sáng tạo.

Thứ tư, chú trọng việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao căn cứ vào

quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và mỗi doanh nghiệp, địa phương nói riêng. Nếu q trình tái cấu trúc nền kinh tế thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh hơn nữa cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng cơng nghệ, tri thức cao như nông nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, đào tạo nghề trình độ cao… thì sẽ tạo ra mơi trường thuận lợi vừa địi hỏi, thôi thúc người lao động vươn lên đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; đồng thời cũng tạo ra các điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc “tự đào tạo” của người lao động. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và q trình tái cấu trúc, đổi mới mơ hình tăng trưởng phải luôn song hành, tương hỗ với nhau. Trên thực tế đã có những nguồn nhân lực chất lượng cao không được sử dụng trong nước, “chảy máu chất xám” diễn ra ngay trong điều kiện nhiều doanh nghiệp, địa phương “đốt đuốc” tìm nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng khơng có. Vì vậy, chính sách, kế hoạch đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của mỗi địa phương, doanh nghiệp cần cụ thể, rõ ràng, công khai, minh bạch ngay từ đầu; tạo ra nhu cầu sát thực để người lao động vươn lên đáp ứng. Ngoài ra mỗi cơ quan, doanh nghiệp, địa phương cũng cần đánh giá lại nhu cầu nhân lực trình độ cao với các nhóm ngành nghề để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả và hợp lý nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ năm, đa dạng hóa phương thức đào tạo và đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng

cao cũng là vấn đề phải triển khai một cách dân chủ và mạnh mẽ. Cần chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực hội nhập, kinh doanh và quản trị kinh doanh hiện đại cho doanh nghiệp, triển khai các chương trình hỗ trợ liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới, có cơ chế hỗ trợ về thơng tin, gắn trách nhiệm doanh nhân với các chương trình phát triển trên nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.

d. Về tổ chức thực hiện pháp luật

Thứ nhất, cần chú trọng nâng cao năng lực thực thi pháp luật trong nước để đảm bảo

thực hiện đúng, hiệu quả các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định TPP, tránh tạo căn cứ phát sinh tranh chấp do việc không thực hiện hiệu quả pháp luật trong nước.

Thứ hai, cơ chế giải quyết tranh chấp chung trong Hiệp định TPP bao trùm hầu hết các

lĩnh vực được Hiệp định điều chỉnh, bên cạnh đó, mỗi lĩnh vực lại có các cơ chế khác để giám sát việc thực thi cam kết của các nước thành viên gắn liền với trừng phạt thương

mại (kể cả lĩnh vực phi thương mại như mơi trường, lao động, tham nhũng...). Do đó, để hạn chế tác động bất lợi trong quá trình thực thi Hiệp định, các cơ quan Nhà nước Việt Nam, kể cả Tòa án, cần nâng cao năng lực trong công tác quản lý và xử lý các tranh chấp, bất đồng.

Thứ ba, cần tăng cường công tác thông tin, phổ biến về Hiệp định TPP tới các cán bộ

làm công tác quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư, người lao động… những chủ thể sẽ trực tiếp thực thi Hiệp định trong tương lai. Đây là cơ hội để các nhà khoa học, các chuyên gia và cán bộ thực tiễn trong và ngoài nước nghiên cứu, đánh giá, bình luận về từng nội dung cụ thể của Hiệp định; nhất là trong các lĩnh vực mới so với các hiệp định thương mại tự do khác như vấn đề doanh nghiệp nhà nước, mua

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)