Cam kết về Quản lý Hải quan và tạo thuận lợi thương mạ

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 70 - 71)

n Trog các ăm tiếp theo: Có doah thu từ hoạt độg kih doah vượt gưỡg chug trog ba ăm liề trước (gưỡg

2.3.12. Cam kết về Quản lý Hải quan và tạo thuận lợi thương mạ

Tương tự như Hiệp định Tạo Thuận lợi Thương mại của WTO được các nước Thành viên thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 tại Bali, Indonesia vào tháng 12 năm 2013 (Hiệp định TFA), Hiệp định TPP đưa ra những cam kết về tính có thể dự đốn được, nhất quán và minh bạch trong quy trình hải quan của các nước thành viên. Các nước đồng ý về các quy định liên quan tới xử phạt hải quan để đảm bảo các hình thức xử phạt này được thực hiện một cách công bằng và minh bạch. Các cam kết này được thể hiện thông qua các điều khoản cụ thể như sau:

n Hợp tác hải quan: các thành viên cần nỗ lực xây dựng và duy trì liên lạc về hợp tác hải quan, tạo thuận lợi cho việc trao đổi các thông tin liên quan tới thủ tục hải quan

n Ban hành xác định trước: Các bên phải ban hành một xác định trước, bằng văn bản cho các nhà nhập khẩu về mã số, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa…

n Phản hồi: các thành viên của TPP phải nhanh chóng cung cấp tư vấn hoặc thơng tin liên quan đến dữ liệu thực tế khi có yêu cầu;

n Tự động hóa: mỗi Bên phải nỗ lực sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến các thủ tục giải phóng hàng hóa; cho phép người sử dụng liên quan đến hoạt động hải quan được truy cập các hệ thống điện tử; sử dụng các hệ thống điện tử hoặc tự động hóa để phân tích rủi ro và xác định trọng điểm; nỗ lực triển khai các tiêu chuẩn và yếu tố chung cho dữ liệu xuất khẩu và nhập khẩu theo Mơ hình Dữ liệu của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO); cung cấp phương tiện cho phép nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có thể hồn thành bằng phương pháp điện tử các yêu cầu đã được chuẩn hóa về xuất khẩu và nhập khẩu tại một điểm duy nhất.

Tuy nhiên, so với Hiệp định TFA, TPP đưa ra nhưng cam kết cụ thể và chi tiết hơn, cao hơn đối với một số thủ tục hải quan cụ thể:

n Thủ tục với hàng hóa chuyển phát nhanh: giải phóng hàng chuyển phát nhanh trong vòng sáu tiếng sau khi nộp các chứng từ hải quan cần thiết từ khi hàng đến;

n Thủ tục giải phóng hàng hóa: việc giải phóng hàng hóa trong một khoảng thời gian khơng dài hơn mức yêu cầu, để bảo đảm tuân thủ luật hải quan và, ở mức độ có thể, trong vịng 48 giờ kể từ khi hàng đến;

n Việc ban hành xác định trước: mỗi bên phải ban hành xác định trước một cách càng nhanh càng tốt và khơng có trường hợp nào muộn hơn 150 ngày sau khi Bên đó nhận được đơn yêu cầu (Hiệp định TFA không quy định số ngày tối đa).

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)