19 23-30/8/2013 Bandar Seri Begawan, Brune
2.3.1. Cam kết về thuế quan
Việt Nam và các thành viên khác tham gia ký kết TPP đồng ý loại bỏ thuế quan về 0% với hầu hết các dịng hàng hóa. Đàm phán xoay quanh danh mục các hàng hóa mà các quốc gia vẫn muốn giữ bảo hộ. Về cơ bản những ưu đãi thuế quan được thực hiện theo 03 hình thức: (i) dỡ bỏ thuế quan ngay khi TPP có hiệu lực; (ii) dỡ bỏ thuế quan theo lộ trình, phần lớn từ 3-7 năm sau khi hiệp định có hiệu lực, trường hợp cá biệt lên đến 10, 15, 20 năm; (iii) cam kết hạn ngạch thuế quan, vượt quá hạn mức thuế suất sẽ tăng lên. Về phía Việt Nam, cam kết tuân thủ theo Biểu thuế quan ưu đãi với từng dịng thuế và áp dụng khơng phân biệt với các thành viên trong TPP. Trong đó, 65,8% số dịng thuế sẽ được dỡ bỏ (thuế suất 0%) ngay khi Hiệp định có hiệu lực và đầu năm 2018. Thêm 20,7% số dòng thuế sẽ được cắt bỏ trong giai đoạn 2018-2022. Giai đoạn 2022-2029 sẽ dỡ bỏ thêm 11,3% số dòng thuế, đưa tổng số dòng thuế được dỡ bỏ lên 97,8%. Số dòng thuế còn lại sẽ được dỡ bỏ vào năm 2034 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.
Sản phẩm Mức cam kết của Việt Nam
Công nghiệp
Sắt thép, xăng dầu: chủ yếu dỡ bỏ thuế vào năm 2029
Nhựa, hóa chất, giấy, đồ gỗ, máy móc, thiết bị: Hầu hết dỡ bỏ vào năm 2018, một số dỡ bỏ vào năm 2022
Dệt may, giày dép: Xóa bỏ ngay trong năm 2018
Rượu bia: bỏ thuế với rượu sake vào năm 2021, các mặt hàng còn lại bỏ thuế vào năm 2029-2030.
Ơtơ:
• Ơtơ du lịch có dung tích trên 3000cc xóa bỏ thuế vào năm 2028 • Xóa bỏ thuế vào năm 2031 với các loại ôtô nhập khẩu mới khác • Ơtơ cũ áp hạn ngạch thuế quan tăng dần từ mức 66 chiếc năm 2018
lên 150 chiếc vào năm 2034.
Nơng nghiệp
Thịt gà: Xóa bỏ thuế vào năm 2029-2030
Thịt lợn: Bỏ thuế đánh vào thịt lợn đông lạnh từ năm 2026; thịt lợn tươi từ năm 2028.
Thực phẩm chế biến từ thủy sản: Bỏ thuế từ năm 2023
Thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm: Bỏ thuế từ năm 2026-2029 Đường, trứng, muối: áp hạn ngạch thuế quan, thuế 0% trong hạn ngạch với trứng từ năm 2024, với đường và muối từ 2029. Ngoài hạn ngạch theo MFN Sữa: Bỏ thuế từ năm 2018, một số sản phẩm từ năm 2021.
Gạo: Bỏ thuế từ năm 2018 Ngơ: Bỏ thuế từ năm 2024-2025 Phân bón: Bỏ thuế từ năm 2018
Bảng 4. Cam kết về thuế quan của Việt Nam
Nguồn: Bộ Tài chính (2015)
Về các hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam xóa bỏ thuế xuất khẩu trong lộ trình từ 5-15 năm với hầu hết các hàng hóa cịn trong danh mục bảo lưu theo cam kết trong WTO, và chỉ còn đánh thuế với 70 dòng hàng thuộc nhóm khống sản, quặng, than và vàng nhằm bảo vệ tài nguyên trong nước và khuyến khích xuất khẩu sản phẩm qua chế biến. Như vậy, về cơ bản Việt Nam cam kết mở cửa thị trường nội địa một cách rộng rãi cho các mặt hàng nhập khẩu từ các nước thành viên TPP mà trong nước không sản xuất được. Với các mặt hàng có định hướng phát triển sản xuất trong nước (phần lớn là mặt hàng thực phẩm và một số dịng ơtơ), Việt Nam giữ thuế quan trong giai đoạn chuyển tiếp, thường là tương đối dài. Đặc biệt với hàng đường, trứng, muối và ôtô qua sử dụng sẽ chỉ dỡ bỏ thuế trong hạn ngạch.